Giảo cổ lam có nhiều tên gọi khác nhau như cây thất diệp đảm, ngũ diệp sâm, cây trường sinh. Cây có hình thanh mảnh, leo lên nhờ các tua cuốn dạng đơn ở nách lá. Giảo cổ lam được xem như "phương thuốc trường sinh" hữu hiệu giúp tăng cường sức khỏe.
Giảo cổ lam thường xuất hiện nhiều ở vùng núi Phanxipăng, Sa Pa, vùng núi đá vôi tỉnh Hòa Bình… Đặc biệt các nhà khoa học đã phát hiện giảo cổ lam ở vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình chính là loại giảo cổ lam 5 lá (ngũ diệp sâm). Đây là loại giảo cổ lam rất quý hiếm mà các quốc gia như Nhật Bản và Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng.
Giảo cổ lam là một trong những dược liệu cổ quý hiếm được sử dụng với rất nhiều công dụng trong y học. Chính vì vậy, giảo cổ lam còn được ưu ái đặt tên là cỏ trường thọ.
Hạ mỡ máu
Sở dĩ giảo cổ lam có tác dụng làm hạ mỡ máu mạnh là do có chứa hàm lượng cao chất saponin (hơn 100 loại saponin) giúp “tẩy rửa” các chất béo trong máu, bào mòn các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch, từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, chống huyết khối, làm tan máu đông, giúp máu lên não được lưu thông ổn định.
Giúp giảm béo
Nhờ chất saponin trong cây nên giảo cổ lam có khả năng “dọn dẹp” các gốc tự do và “tẩy rửa” chất béo, giúp cơ thể tiêu thụ lượng mỡ dư thừa tốt hơn, giải phóng năng lượng dư thừa một cách mạnh mẽ, nhờ đó mà cơ thể trở nên thon gọn, dẻo dai.
Giúp điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể
Một hoạt chất mới của saponin trong cây giảo cổ lam là phanoside: chất này giúp cơ thể nhạy cảm với nồng độ glucose và điều lượng insulin, nhờ đó hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường rất hiệu quả. Sử dụng 50g giảo cổ lam hàng ngày, trong vòng 12 tuần giúp làm giảm đáng kể lượng đường huyết.
Một số công dụng khác
Ngoài những công dụng kể trên, giảo cổ lam còn có tác dụng đặc biệt trong việc tạo giấc ngủ tốt khi căng thẳng, suy nhược, mệt mỏi, giúp bảo vệ gan,ngăn ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não.
Video: Một thôn có hàng trăm người chết vì ung thư
Bình luận