(VTC News) - Khi lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu được thực hiện theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do như TPP, liệu doanh nghiệp và người dân sẽ bị tăng thu thuế phí để bù vào thâm hụt ngân sách?
Tác động của việc giảm thuế xuất nhập khẩu từ FTA lên nguồn thu ngân sách
Theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, từ 1/4 năm nay, hơn 3.200 dòng thuế nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam giảm về 0%. Thời gian tới, sẽ còn nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản được áp thuế suất 0% nữa.
Từ ngày 30/3, Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), giai đoạn 2015 - 2018, với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc về có thuế suất mức 0%.
Hiệp định thương mại tự do VN - EU (EVFTA) vừa kết thúc vòng đàm phán cuối cùng trong tháng 8 vừa qua cũng có những cam kết chắc chắn từ hai phía là Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ hơn 99% dòng thuế các loại mặt hàng nhập khẩu.
Còn với hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa đạt thỏa thuận mới đây, với việc xóa bỏ hoặc cắt giảm mạnh các loại thuế quan, nhiều khả năng mức thuế nhập khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước nội khối sẽ về chỉ còn 0%.
Nhiều lo ngại được giới chuyên gia trong nước đặt ra, đó là khi lộ trình cắt giảm thuế được thực hiện theo cam kết của các hiệp định thương mại trên, cũng như các hiệp định trong tương lai mà Việt Nam sẽ còn tiếp tục ký kết, mức độ thâm hụt ngân sách có thể sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn trong những năm tới.
Những lo ngại này không phải là không có cơ sở, khi trong kết quả nghiên cứu về tác động của việc Việt Nam tham gia AEC (dự kiến được hình thành vào cuối năm 2015), cho thấy nguồn thu ngân sách có thể bị giảm do thuế nhập khẩu lên đến 320 triệu USD, tương đương 75% tổng số thu thuế quan từ hàng nhập khẩu ASEAN.
Mặt khác, theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tổng thu thuế và phí của nước ta hiện nay lại chủ yếu đến từ ba nguồn chính: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu cộng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu.
Trong đó, tỷ trọng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng giảm dần, còn tỷ trọng thu từ thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt lại tăng, khiến cho nguồn thu ngân sách đang phụ thuộc lớn vào các loại thuế này.
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ở lĩnh vực nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm nay với hơn 83.466 chiếc xe nhập khẩu đã mang về cho ngân sách nhà nước 21.223 tỷ đồng thuế nhập khẩu.
Tổng số thuế nhập khẩu thu về cho ngân sách nhà nước đạt 50.880 tỷ đồng, chỉ sau thuế giá trị gia tăng là 118.285 tỷ đồng. Bên cạnh đó thuế tiêu thụ đặc biệt cũng thu về con số không nhỏ là 12.345 tỷ đồng.
Khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan, đặc biệt khi thuế suất xuất nhập khẩu về chỉ còn 0%, những nguồn thu này chắc chắn sẽ sụt giảm không ít, tuy nhiên đến nay mức sụt giảm là bao nhiêu thì chưa có ai đưa ra được con số tính toán cụ thể.
Tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Tài chính, bà Vũ Thị Mai cũng từng khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ quý III năm 2015 rằng: "Trong bối cảnh hội nhập, thì tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ bị giảm đi so với tổng thu ngân sách. Vì vậy tỷ trọng nguồn thu từ nội địa phải tăng lên, mà trong 5 năm qua đã tăng từ 58% lên 70% và phấn đấu sẽ tăng tới khoảng 80% vào năm 2020".
Vậy "thu nội địa" từ đâu?
Theo TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế phát biểu Diễn đàn Khoa học Kinh tế Việt Nam 2016 -2020, thu ngân sách chịu tác động mạnh từ việc cắt giảm 90% số dòng thuế nhập khẩu theo cam kết các FTA, song tổng thu ngân sách năm sau đều cao hơn năm trước, vượt dự toán, do nguồn thu nội địa tăng lên.
Một trong những khoản thu tăng từ nguồn thu nội địa này đến từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT… nhờ cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh trong nước, bù đắp và thậm chí vượt phần hụt thu do thực hiện các cam kết FTA.
Năm 2014, thu thuế thu nhập DN được 220.423 tỷ đồng (chiếm 26% tổng thu ngân sách); còn thu thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất trong nước gần 166 ngàn tỷ đồng (chiếm 19,6%). Đây được xem là một trong những yếu tố để một số nhà nghiên cứu có cái nhìn lạc quan, cho rằng: "Giảm thuế theo cam kết FTA tác động không lớn tới ngân sách".
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra, là trong khi sẽ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn để có thể cạnh tranh trong một thị trường mở cửa, cũng như đảm bảo được các tiêu chuẩn về kỹ thuật và xuất xứ nội khối để được hưởng ưu đãi từ các FTA, trong đó có hiệp định TPP, thì trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chịu rất nhiều loại thuế phí cao, dù một số chính sách cũng đã mấy lần giảm thuế cho đối tượng này.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, mặc dù năm 2014 được xem là năm có dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế nhưng số doanh nghiệp ngừng hoạt động vẫn kỷ lục, tăng thêm hơn 10% so với năm trước, lên tới 67.000 doanh nghiệp. Kể cả bước sang quý I/2015 số doanh nghiệp chết vẫn tăng hơn 10%. Như vậy rõ ràng về phía doanh nghiệp, những khó khăn chưa hề được giải tỏa.
"Tôi nghĩ rằng doanh nghiệp bao giờ cũng là lực lượng làm ra nhiều nhất của cải cho xã hội và tạo ra tăng trưởng. Thế nhưng doanh nghiệp cứ tiếp tục chết như vậy thì lấy đâu ra tăng trưởng?", chuyên gia Phạm Chi Lan nhận xét.
Mặt khác, tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015, PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam đã từng tham luận rằng, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực.
Cụ thể, trung bình trong giai đoạn 2007-2012, tỷ lệ này ở Việt Nam là 21,6% GDP, trong khi Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia là 15,5%, Indonesia là 12,1% còn Ấn Độ chỉ là 7,8%.
Theo một số chuyên gia, thì nhiều khi giảm được loại thuế này thì loại thuế khác lại tăng, vì vậy người dân tưởng rằng được "nhẹ gánh" thì cuối cùng lại có một cái nặng khác đè lên.
Như việc Bộ Tài chính quyết định tăng phí môi trường đối với xăng dầu lên 300%, rồi liên tiếp ban hành quyết định thu phí với mức 5 triệu đồng/tháng với một đoạn đường cao tốc chỉ dài khoảng 30 km thì theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã từng nhận xét, "đây là ví dụ của việc Nhà nước đang dùng nhiều cách để tăng thu, bù đắp cho thâm hụt ngân sách”.
Vào đầu năm nay, Bộ Tài chính cũng từng thông báo kế hoạch năm 2015, tổng số nợ công mà Chính phủ phải trả là 150.000 tỷ đồng, tức khoảng 7 tỷ USD, bao gồm cả nợ trong nước, nợ trái phiếu Chính phủ và nợ các quỹ tài chính mà Bộ Tài chính đã đứng ra vay. Tuy nhiên, có khả năng thiếu khoảng 32.000 tỷ trong năm 2015 để bù đắp bội chi, trả nợ... mà chưa có nguồn ngân sách để cân đối.
Theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, chi ngân sách năm 2015 khoảng 30% là chi trả nợ, đầu tư, trong khi tổng nợ phải trả đã chiếm tới 31,2% thu ngân sách. Như vậy, riêng chi cho trả nợ đã hết, muốn chi cho đầu tư phải đi vay. Việc thiếu hụt ngân sách đã dồn áp lực lên Bộ Tài chính và có thể Nhà nước phải tăng thu để bù đắp.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nhiều khi điều chỉnh giảm loại thuế này nhưng sau đó lại quy định loại thuế khác cao hơn. Vì vậy, thuế, phí và phụ phí vẫn đè lên doanh nghiệp và người dân.
Điều này cho thấy, khi nợ công tăng cao, ngân sách gặp khó khăn do nguồn thu chính là thuế nhập khẩu giảm thì không còn cách nào khác là phải tăng thu nội địa, bù vào phần bị thâm hụt mà như thứ trưởng Bộ Tài chính đã phát biểu, là sẽ phấn đấu đạt tỷ trọng 80% trong vòng 5 năm tới.
Tuy nhiên chuyên gia Phạm Chi Lan lo ngại rằng: "Về lâu dài, các doanh nghiệp và người dân không còn sức để đóng thuế, không làm ăn có lãi được nữa thì lấy đâu ra tiền mà đóng?".
Huyền Trân
Tác động của việc giảm thuế xuất nhập khẩu từ FTA lên nguồn thu ngân sách
Theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, từ 1/4 năm nay, hơn 3.200 dòng thuế nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam giảm về 0%. Thời gian tới, sẽ còn nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản được áp thuế suất 0% nữa.
Từ ngày 30/3, Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), giai đoạn 2015 - 2018, với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc về có thuế suất mức 0%.
Hiệp định thương mại tự do VN - EU (EVFTA) vừa kết thúc vòng đàm phán cuối cùng trong tháng 8 vừa qua cũng có những cam kết chắc chắn từ hai phía là Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ hơn 99% dòng thuế các loại mặt hàng nhập khẩu.
Còn với hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa đạt thỏa thuận mới đây, với việc xóa bỏ hoặc cắt giảm mạnh các loại thuế quan, nhiều khả năng mức thuế nhập khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước nội khối sẽ về chỉ còn 0%.
Mức thuế xuất nhập khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm về 0% trong lộ trình thực hiện các hiệp định thương mại FTA mà Việt Nam đã ký kết - Ảnh minh họa |
Những lo ngại này không phải là không có cơ sở, khi trong kết quả nghiên cứu về tác động của việc Việt Nam tham gia AEC (dự kiến được hình thành vào cuối năm 2015), cho thấy nguồn thu ngân sách có thể bị giảm do thuế nhập khẩu lên đến 320 triệu USD, tương đương 75% tổng số thu thuế quan từ hàng nhập khẩu ASEAN.
Mặt khác, theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tổng thu thuế và phí của nước ta hiện nay lại chủ yếu đến từ ba nguồn chính: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu cộng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu.
Trong đó, tỷ trọng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng giảm dần, còn tỷ trọng thu từ thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt lại tăng, khiến cho nguồn thu ngân sách đang phụ thuộc lớn vào các loại thuế này.
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ở lĩnh vực nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm nay với hơn 83.466 chiếc xe nhập khẩu đã mang về cho ngân sách nhà nước 21.223 tỷ đồng thuế nhập khẩu.
Tổng số thuế nhập khẩu thu về cho ngân sách nhà nước đạt 50.880 tỷ đồng, chỉ sau thuế giá trị gia tăng là 118.285 tỷ đồng. Bên cạnh đó thuế tiêu thụ đặc biệt cũng thu về con số không nhỏ là 12.345 tỷ đồng.
Khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan, đặc biệt khi thuế suất xuất nhập khẩu về chỉ còn 0%, những nguồn thu này chắc chắn sẽ sụt giảm không ít, tuy nhiên đến nay mức sụt giảm là bao nhiêu thì chưa có ai đưa ra được con số tính toán cụ thể.
Tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Tài chính, bà Vũ Thị Mai cũng từng khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ quý III năm 2015 rằng: "Trong bối cảnh hội nhập, thì tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ bị giảm đi so với tổng thu ngân sách. Vì vậy tỷ trọng nguồn thu từ nội địa phải tăng lên, mà trong 5 năm qua đã tăng từ 58% lên 70% và phấn đấu sẽ tăng tới khoảng 80% vào năm 2020".
Vậy "thu nội địa" từ đâu?
Theo TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế phát biểu Diễn đàn Khoa học Kinh tế Việt Nam 2016 -2020, thu ngân sách chịu tác động mạnh từ việc cắt giảm 90% số dòng thuế nhập khẩu theo cam kết các FTA, song tổng thu ngân sách năm sau đều cao hơn năm trước, vượt dự toán, do nguồn thu nội địa tăng lên.
Một trong những khoản thu tăng từ nguồn thu nội địa này đến từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT… nhờ cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh trong nước, bù đắp và thậm chí vượt phần hụt thu do thực hiện các cam kết FTA.
Năm 2014, thu thuế thu nhập DN được 220.423 tỷ đồng (chiếm 26% tổng thu ngân sách); còn thu thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất trong nước gần 166 ngàn tỷ đồng (chiếm 19,6%). Đây được xem là một trong những yếu tố để một số nhà nghiên cứu có cái nhìn lạc quan, cho rằng: "Giảm thuế theo cam kết FTA tác động không lớn tới ngân sách".
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra, là trong khi sẽ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn để có thể cạnh tranh trong một thị trường mở cửa, cũng như đảm bảo được các tiêu chuẩn về kỹ thuật và xuất xứ nội khối để được hưởng ưu đãi từ các FTA, trong đó có hiệp định TPP, thì trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chịu rất nhiều loại thuế phí cao, dù một số chính sách cũng đã mấy lần giảm thuế cho đối tượng này.
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ tăng thu nội địa lên 80% tổng ngân sách nhà nước vào năm 2020 - Ảnh minh họa |
"Tôi nghĩ rằng doanh nghiệp bao giờ cũng là lực lượng làm ra nhiều nhất của cải cho xã hội và tạo ra tăng trưởng. Thế nhưng doanh nghiệp cứ tiếp tục chết như vậy thì lấy đâu ra tăng trưởng?", chuyên gia Phạm Chi Lan nhận xét.
Mặt khác, tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015, PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam đã từng tham luận rằng, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực.
Cụ thể, trung bình trong giai đoạn 2007-2012, tỷ lệ này ở Việt Nam là 21,6% GDP, trong khi Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia là 15,5%, Indonesia là 12,1% còn Ấn Độ chỉ là 7,8%.
Theo một số chuyên gia, thì nhiều khi giảm được loại thuế này thì loại thuế khác lại tăng, vì vậy người dân tưởng rằng được "nhẹ gánh" thì cuối cùng lại có một cái nặng khác đè lên.
Như việc Bộ Tài chính quyết định tăng phí môi trường đối với xăng dầu lên 300%, rồi liên tiếp ban hành quyết định thu phí với mức 5 triệu đồng/tháng với một đoạn đường cao tốc chỉ dài khoảng 30 km thì theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã từng nhận xét, "đây là ví dụ của việc Nhà nước đang dùng nhiều cách để tăng thu, bù đắp cho thâm hụt ngân sách”.
Vào đầu năm nay, Bộ Tài chính cũng từng thông báo kế hoạch năm 2015, tổng số nợ công mà Chính phủ phải trả là 150.000 tỷ đồng, tức khoảng 7 tỷ USD, bao gồm cả nợ trong nước, nợ trái phiếu Chính phủ và nợ các quỹ tài chính mà Bộ Tài chính đã đứng ra vay. Tuy nhiên, có khả năng thiếu khoảng 32.000 tỷ trong năm 2015 để bù đắp bội chi, trả nợ... mà chưa có nguồn ngân sách để cân đối.
Theo chuyên gia Lê Đăng Doanh, chi ngân sách năm 2015 khoảng 30% là chi trả nợ, đầu tư, trong khi tổng nợ phải trả đã chiếm tới 31,2% thu ngân sách. Như vậy, riêng chi cho trả nợ đã hết, muốn chi cho đầu tư phải đi vay. Việc thiếu hụt ngân sách đã dồn áp lực lên Bộ Tài chính và có thể Nhà nước phải tăng thu để bù đắp.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nhiều khi điều chỉnh giảm loại thuế này nhưng sau đó lại quy định loại thuế khác cao hơn. Vì vậy, thuế, phí và phụ phí vẫn đè lên doanh nghiệp và người dân.
Điều này cho thấy, khi nợ công tăng cao, ngân sách gặp khó khăn do nguồn thu chính là thuế nhập khẩu giảm thì không còn cách nào khác là phải tăng thu nội địa, bù vào phần bị thâm hụt mà như thứ trưởng Bộ Tài chính đã phát biểu, là sẽ phấn đấu đạt tỷ trọng 80% trong vòng 5 năm tới.
Tuy nhiên chuyên gia Phạm Chi Lan lo ngại rằng: "Về lâu dài, các doanh nghiệp và người dân không còn sức để đóng thuế, không làm ăn có lãi được nữa thì lấy đâu ra tiền mà đóng?".
Huyền Trân
Bình luận