Bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Những thứ họ mang” của tác giả Tim O'Brien gây bức xúc và bực bội cho một số độc giả bởi cách dùng từ được xem là "chưa từng có".
Một số độc giả đã lên tiếng về tập truyện ngắn "Những thứ họ mang" của tác giả Tim O'Brien, dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng chuyển ngữ tiếng Việt, do công ty sách Nhã Nam và NXB Văn hóa phát hành tháng 04/2011. Trong sách có đoạn viết: “Con mặt l** ngu đ** bao giờ trả lời.” (viết trần và không sử dụng các dấu * thay thế)
Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng từng nhận giải thưởng Văn học dịch của Hội nhà văn Hà Nội cho tác phẩm "Biên niên ký chim vặn dây cót" (Haruki Murakami), năm 2007.
"Những thứ họ mang" (The Things They Carried) là một tác phẩm có tiếng của nhà văn Mỹ Tim O'Brien được xuất bản năm 1990, viết về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Tác phẩm bao gồm 21 truyện ngắn, trong đó có "How to Tell a True War Story" (“Làm thế nào kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh”) chứa đựng nội dung nêu trên. Trong tác phẩm gốc, câu văn đó viết: "The dumb cooze never writes back.".
O'Brien mở đầu truyện bằng câu: "Đó là sự thực". Một tuần sau khi người bạn của mình mất, Rat Kiley - người lính 19 tuổi - viết thư cho em gái anh ấy, nói rằng anh trai của cô là một người tuyệt vời mà Kiley rất yêu quý. Hai tháng trôi qua, cô em gái không hề hồi âm, Kiley rất thất vọng và tức giận, đã bật ra câu nói nêu trên.
Sau những ý kiến đầu tiên về việc dịch "The dumb cooze never writes back." thành “Con mặt l** ngu đ** bao giờ trả lời”, phản ứng của độc giả dần chia làm 2 nhóm chính. Nhóm phản đối và nhóm chấp nhận cách dịch của Trần Tiễn Cao Đăng.
Độc giả Minh Văn thuộc nhóm phản đối. Anh cho rằng: "Câu văn vốn đã bị dịch sai. Từ cooze mang tính xúc phạm, ám chỉ một người (nữ) không có đầu óc, chỉ như 1 công cụ tình dục. Nhưng từ tiếng Việt dịch giả chọn dùng còn mang nghĩa xúc phạm nhiều mặt hơn, rất nặng nề.
Nó phản ánh cả tầm văn hóa thấp của chính người phát ngôn. Thêm nữa, bản gốc cũng không có từ nào tương đương từ "đ**" mà dịch giả đưa vào. Câu tiếng Việt nghe càng chói tai, tăng sự miệt thị với đối tượng và sự vô văn hóa của chủ thể nói.
Ngoài ra, cách viết trên còn phản văn học khi sử dụng từ ngữ thô tục đưa lên trang giấy mà không có giới hạn độ tuổi người đọc. Chấp nhận và sử dụng nó là không nghĩ đến hậu quả cho những người khác và xã hội. Luôn có sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Trong trường hợp cần phản ánh chính xác lại thực tế hoặc ngôn lời tác giả, dịch giả có thể sử dụng rất nhiều từ khác mà vẫn thể hiện được sự bỗ bã và tức giận của nhân vật.
Văn học luôn có những giới hạn. Hiện thực có thể có những điều xấu xa bẩn thỉu, nhưng văn học không xấu xa, bẩn thỉu. Văn học thể hiện sự có học của người viết và cả người đọc.
Để xuất hiện một sản phẩm dịch thế này là trách nhiệm của tất cả các bên: dịch giả, biên tập, NXB, người đọc không phân biệt được đâu là hiện thực, đâu là văn hóa. Đọc lên câu viết đó, người ta thấy như không phải do nhà văn nổi tiếng viết ra mà là một người vô học. Nếu buộc phải sử dụng từ đó người dịch nên chọn cách viết tắt hoặc có ghi chú, giải thích".
Lên tiếng về việc giữ nguyên cách dịch, phát ngôn của Nhã Nam cho biết: "Về từ cooze, bất cứ từ điển nào cũng xác định đây là từ tục, chứ không phải uyển ngữ gì cả. Văn cảnh và nội dung của cuốn sách không đòi hỏi một uyển ngữ hoặc nói tránh.".
Nhã Nam cũng dẫn thêm các trích đoạn khác để bổ sung cách hiểu về ngữ cảnh. "Vì vậy quy tắc đầu tiên là: bạn chỉ có thể kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh bằng cách trung thành tuyệt đối với cái ác và với sự tục tằn. Hãy nghe Chuột Kiley mà xem. Con mặt l**, hắn nói. Hắn không nói con đ* c**. Hắn chắc chắn là không nói bà ấy, hay cô ấy. Hắn nói con mặt l**.
...Bạn có thể kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh nếu nó làm bạn lúng túng. Nếu bạn không cần sự tục tằn, bạn không cần sự thực; nếu bạn không cần sự thực, hãy dè chừng xem bạn đang bỏ phiếu cho ai. Cứ cho đám thanh niên đi đánh nhau, khi trở về tụi nó toàn ăn nói tục tằn".
Bản gốc của tác giả cho đoạn văn trên: "As a first rule of thumb, therefore, you can tell a true war story by its absolute and uncompromising allegiance to obscenity and evil. Listen to Rat Kiley. Cooze, he says. He does not say bitch. He certainly does not say woman, or girl, He says cooze. Then he spits and stares. He’s nineteen years old—it’s too much for him—so he looks at you with those big gentle, killer eyes and says cooze, because his friend is dead, and because it’s so incredibly sad and true: she never wrote back. You can tell a true war story if it embarrasses you. If you don’t care for obscenity, you don’t care for the truth; if you don’t care for the truth, watch how you vote. Send guys to war, they come home talking dirty."
Một số độc giả đã lên tiếng về tập truyện ngắn "Những thứ họ mang" của tác giả Tim O'Brien, dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng chuyển ngữ tiếng Việt, do công ty sách Nhã Nam và NXB Văn hóa phát hành tháng 04/2011. Trong sách có đoạn viết: “Con mặt l** ngu đ** bao giờ trả lời.” (viết trần và không sử dụng các dấu * thay thế)
Câu dịch gây bức xúc đã được làm mờ. |
"Những thứ họ mang" (The Things They Carried) là một tác phẩm có tiếng của nhà văn Mỹ Tim O'Brien được xuất bản năm 1990, viết về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Tác phẩm bao gồm 21 truyện ngắn, trong đó có "How to Tell a True War Story" (“Làm thế nào kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh”) chứa đựng nội dung nêu trên. Trong tác phẩm gốc, câu văn đó viết: "The dumb cooze never writes back.".
O'Brien mở đầu truyện bằng câu: "Đó là sự thực". Một tuần sau khi người bạn của mình mất, Rat Kiley - người lính 19 tuổi - viết thư cho em gái anh ấy, nói rằng anh trai của cô là một người tuyệt vời mà Kiley rất yêu quý. Hai tháng trôi qua, cô em gái không hề hồi âm, Kiley rất thất vọng và tức giận, đã bật ra câu nói nêu trên.
Sau những ý kiến đầu tiên về việc dịch "The dumb cooze never writes back." thành “Con mặt l** ngu đ** bao giờ trả lời”, phản ứng của độc giả dần chia làm 2 nhóm chính. Nhóm phản đối và nhóm chấp nhận cách dịch của Trần Tiễn Cao Đăng.
Bìa sách Những thứ họ mang, do Nhã Nam xuất bản. |
Nó phản ánh cả tầm văn hóa thấp của chính người phát ngôn. Thêm nữa, bản gốc cũng không có từ nào tương đương từ "đ**" mà dịch giả đưa vào. Câu tiếng Việt nghe càng chói tai, tăng sự miệt thị với đối tượng và sự vô văn hóa của chủ thể nói.
Ngoài ra, cách viết trên còn phản văn học khi sử dụng từ ngữ thô tục đưa lên trang giấy mà không có giới hạn độ tuổi người đọc. Chấp nhận và sử dụng nó là không nghĩ đến hậu quả cho những người khác và xã hội. Luôn có sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Trong trường hợp cần phản ánh chính xác lại thực tế hoặc ngôn lời tác giả, dịch giả có thể sử dụng rất nhiều từ khác mà vẫn thể hiện được sự bỗ bã và tức giận của nhân vật.
Văn học luôn có những giới hạn. Hiện thực có thể có những điều xấu xa bẩn thỉu, nhưng văn học không xấu xa, bẩn thỉu. Văn học thể hiện sự có học của người viết và cả người đọc.
Để xuất hiện một sản phẩm dịch thế này là trách nhiệm của tất cả các bên: dịch giả, biên tập, NXB, người đọc không phân biệt được đâu là hiện thực, đâu là văn hóa. Đọc lên câu viết đó, người ta thấy như không phải do nhà văn nổi tiếng viết ra mà là một người vô học. Nếu buộc phải sử dụng từ đó người dịch nên chọn cách viết tắt hoặc có ghi chú, giải thích".
Lên tiếng về việc giữ nguyên cách dịch, phát ngôn của Nhã Nam cho biết: "Về từ cooze, bất cứ từ điển nào cũng xác định đây là từ tục, chứ không phải uyển ngữ gì cả. Văn cảnh và nội dung của cuốn sách không đòi hỏi một uyển ngữ hoặc nói tránh.".
Nhã Nam cũng dẫn thêm các trích đoạn khác để bổ sung cách hiểu về ngữ cảnh. "Vì vậy quy tắc đầu tiên là: bạn chỉ có thể kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh bằng cách trung thành tuyệt đối với cái ác và với sự tục tằn. Hãy nghe Chuột Kiley mà xem. Con mặt l**, hắn nói. Hắn không nói con đ* c**. Hắn chắc chắn là không nói bà ấy, hay cô ấy. Hắn nói con mặt l**.
...Bạn có thể kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh nếu nó làm bạn lúng túng. Nếu bạn không cần sự tục tằn, bạn không cần sự thực; nếu bạn không cần sự thực, hãy dè chừng xem bạn đang bỏ phiếu cho ai. Cứ cho đám thanh niên đi đánh nhau, khi trở về tụi nó toàn ăn nói tục tằn".
Bản gốc của tác giả cho đoạn văn trên: "As a first rule of thumb, therefore, you can tell a true war story by its absolute and uncompromising allegiance to obscenity and evil. Listen to Rat Kiley. Cooze, he says. He does not say bitch. He certainly does not say woman, or girl, He says cooze. Then he spits and stares. He’s nineteen years old—it’s too much for him—so he looks at you with those big gentle, killer eyes and says cooze, because his friend is dead, and because it’s so incredibly sad and true: she never wrote back. You can tell a true war story if it embarrasses you. If you don’t care for obscenity, you don’t care for the truth; if you don’t care for the truth, watch how you vote. Send guys to war, they come home talking dirty."
Theo Vietnamnet
Bình luận