Đề án 'Doanh nghiệp vì người tiêu dùng': Người mua tin sẽ được bảo vệ tốt hơn

Doanh nghiệp vì người tiêu dùngThứ Năm, 08/12/2022 13:51:00 +07:00
(VTC News) -

Nhiều người tiêu dùng lạc quan cho rằng quyền lợi của họ sẽ được bảo vệ tốt hơn với đề án "Doanh nghiệp vì người tiêu dùng" trong lĩnh vực bán lẻ.

Trong mối quan hệ với người tiêu dùng, ngành bán lẻ luôn có vai trò quan trọng bởi bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình...để sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Như vậy, các nhà bán lẻ là khâu trung gian đưa hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà bán buôn đến tay người tiêu dùng. 

Là tập hợp các quy tắc ứng xử của doanh nghiệp bán lẻ đối với người tiêu dùng, bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực bán lẻ đã được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng xây dựng trong khuôn khổ đề án "Doanh nghiệp vì người tiêu dùng" giai đoạn 2021- 2025 của Bộ Công Thương, trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành và tập quán, văn hóa kinh doanh tốt đẹp trong ngành bán lẻ, hướng đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Trước thông tin về bộ tiêu chí cũng như đề án "Doanh nghiệp vì người tiêu dùng", nhiều người tiêu dùng đã bày tỏ sự lạc quan, phấn khởi vì thấy rõ quyền lợi của mình khi tham gia vào thị trường thương mại.

Đề án 'Doanh nghiệp vì người tiêu dùng': Người mua tin sẽ được bảo vệ tốt hơn - 1

Người tiêu dùng tự tin mình sẽ được bảo vệ tốt hơn với đề án "oanh nghiệp vì người tiêu dùng" trong lĩnh vực bán lẻ. (Ảnh minh họa)

Anh Nguyễn Hữu Tiến (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, trước đây anh không nghĩ rằng mình sẽ được cơ quan, tổ chức nào bảo vệ khi mua hàng. Do đó chỉ biết tự bảo vệ mình bằng kinh nghiệm cá nhân để không chịu cảnh tiền mất tật mang.

“Bây giờ thì tôi biết đã có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng người tiêu dùng, bết phải khiếu nại. Trong trường hợp chẳng may mua phải hàng kém chất lượng hoặc phát sinh mâu thuẫn trong quá trình mua bán thì tôi cũng biết phải làm gì để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình", anh Tiến nói.

An Tiến kể thêm, từ khi biết đến đê án "Doanh nghiệp vì người tiêu dùng", anh thường xuyên mua hàng tiêu dùng thường ngày trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hơn thay vì mua ngoài chợ hay cửa hàng tạp hóa. Bởi anh cho rằng, mua hàng trong cửa hàng tiện lợi, siêu thị sẽ có hóa đơn chứng từ chứa đầy đủ thông tin các sản phẩm đã mua như tên sản phẩm, giá tiền, ngày, giờ thực hiện mua...Từ đó, nếu xảy ra việc hàng hóa không chất lượng như cam kết thì hóa đơn chứng từ ấy là thứ quan trọng giúp anh có thể đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.

Chị Nguyễn Thị Thanh Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho biết, chị nhiều lần gặp rắc rối khi mua các sản phẩm thời trang. 

“Tôi nghiện mua sắm, đặc biệt là hàng thời trang. Vì mua nhiều nên cũng hay phát sinh vấn đề đến từ việc chất lượng của hàng không giống như quảng cáo, dịch vụ hậu mãi không hiệu quả…”, chị Hà nói.

Trước đây, chị Hà tự bảo vệ mình bằng cách “lớn tiếng” phàn nàn với bên bán, tuy nhiên, cách làm này không phải lúc nào cũng hiệu quả và chị Hà cuối cùng vẫn là người chịu thiệt hại cuối cùng.

“Hiện tại, tôi chỉ cần ghi nhớ số hotline của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng. Nếu phát sinh vấn đề trong quá trình mua hàng mà không thể thương lượng được với người bán, tôi sẽ gọi vào hotline để được tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn giải quyết, đòi lại quyền lợi chính đáng của mình đúng pháp luật”, chị Nguyễn Thị Thanh Hà chia sẻ.

Chị Hà cũng bày tỏ sự tin tưởng vào Đề án "Doanh nghiệp vì người tiêu dùng" khi được triển khai rộng khắp trên cả nước thì sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi của cộng đồng người mua. Và ngược lại, sức mua của người tiêu dùng nếu được cải thiện thì sẽ thúc đẩy thị trường bán lẻ ngày càng phát triển.

Hạo Nhiên
Bình luận
vtcnews.vn