• Zalo

Dành tiền chữa bệnh cho con, cha mẹ quấn chăn nằm cửa viện

Tin tứcThứ Sáu, 26/01/2024 12:10:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của thời tiết Hà Nội, nhiều người nhà bệnh nhân chấp nhận ngủ cảnh màn trời, chiếu đất để dành tiền chữa bệnh cho người thân.

Dưới cái lạnh 9 - 10 độ C của Hà Nội những ngày qua, hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cố tìm góc khuất gió như góc hành lang, gầm cầu thang, dưới gốc cây hay những dãy ghế đá để ngóng đợi tin tức của người thân đang thăm khám, chạy chữa tại đây.

Dưới cái lạnh 9 - 10 độ C của Hà Nội những ngày qua, hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cố tìm góc khuất gió như góc hành lang, gầm cầu thang, dưới gốc cây hay những dãy ghế đá để ngóng đợi tin tức của người thân đang thăm khám, chạy chữa tại đây. 

Quấn chiếc chăn mỏng mới mua ngoài cổng viện, chị Nguyễn Thị Tuyến (55 tuổi, quê Thái Bình) cho biết, đã gắn bó với góc ghế đá này 7 ngày. Chị cùng chồng chăm con trai bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não. Bệnh viện chỉ cho một người vào trông nên hai người thay phiên nhau, chồng vào chăm thì vợ ra ghế đá chờ.

Quấn chiếc chăn mỏng mới mua ngoài cổng viện, chị Nguyễn Thị Tuyến (55 tuổi, quê Thái Bình) cho biết, đã gắn bó với góc ghế đá này 7 ngày. Chị cùng chồng chăm con trai bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não. Bệnh viện chỉ cho một người vào trông nên hai người thay phiên nhau, chồng vào chăm thì vợ ra ghế đá chờ.

Để tiết kiệm chi phí điều trị cho con, vợ chồng chị Tuyến lựa chọn tá túc góc hành lang bệnh viện. "Hôm qua trời rét đậm, tôi trốn vào góc hành lang khu chụp Xquang để tránh gió, nhưng quá lạnh không thể ngủ được", chị Tuyến nói. Khi nào bị bảo vệ nhắc, chị chuyển về khu vực ghế đá trước cửa phòng bệnh con, trải tấm thảm rồi quấn cái chăn ngồi đây cả ngày. Trời rét, cả người run cầm cập nhưng nỗi lo cho con trong phòng cấp cứu khiến chị không thể bỏ đi chỗ khác.

Để tiết kiệm chi phí điều trị cho con, vợ chồng chị Tuyến lựa chọn tá túc góc hành lang bệnh viện. "Hôm qua trời rét đậm, tôi trốn vào góc hành lang khu chụp Xquang để tránh gió, nhưng quá lạnh không thể ngủ được", chị Tuyến nói.
Khi nào bị bảo vệ nhắc, chị chuyển về khu vực ghế đá trước cửa phòng bệnh con, trải tấm thảm rồi quấn cái chăn ngồi đây cả ngày. Trời rét, cả người run cầm cập nhưng nỗi lo cho con trong phòng cấp cứu khiến chị không thể bỏ đi chỗ khác.

Cùng cảnh trông người nhà nằm viện, chị Tạ Hoài Thu (34 tuổi, ở Hưng Yên) đã ngủ 3 đêm dưới góc hành lang bệnh viện. Chồng chị Thu cấp cứu do bị ô tô đâm, đã mổ lần thứ 5 nhưng chưa ổn. "Anh ấy nằm trong phòng mổ cấp cứu, tôi trực ngoài này bác sĩ cần là gọi được ngay. Tôi cũng không yên tâm để chồng trong đó", chị Thu nói và cho biết ngoài giờ bác sĩ cho vào thăm, còn lại chị phải ngồi ngoài hành lang đối diện khu cấp cứu của chồng để chờ.

 Cùng cảnh trông người nhà nằm viện, chị Tạ Hoài Thu (34 tuổi, ở Hưng Yên) đã ngủ 3 đêm dưới góc hành lang bệnh viện. Chồng chị Thu cấp cứu do bị ô tô đâm, đã mổ lần thứ 5 nhưng chưa ổn. "Anh ấy nằm trong phòng mổ cấp cứu, tôi trực ngoài này bác sĩ cần là gọi được ngay. Tôi cũng không yên tâm để chồng trong đó", chị Thu nói và cho biết ngoài giờ bác sĩ cho vào thăm, còn lại chị phải ngồi ngoài hành lang đối diện khu cấp cứu của chồng để chờ.

Co ro ngồi giữa trời rét, bà Mai (70 tuổi ở Thái Bình) chia sẻ, những người ngồi đây đều có người thân bị tai nạn, gia cảnh khó khăn nên việc bỏ ra 300, 400 nghìn đồng thuê phòng trọ là điều xa xỉ. Vì thế họ chọn ngủ hành lang để tiết kiệm tiền cho người thân điều trị. "Hà Nội đúng đợt rét đậm, nhưng sự lạnh lẽo của thời tiết không bằng nỗi lo lắng người thân họ trong phòng mổ", bà Mai nói.

 Co ro ngồi giữa trời rét, bà Mai (70 tuổi ở Thái Bình) chia sẻ, những người ngồi đây đều có người thân bị tai nạn, gia cảnh khó khăn nên việc bỏ ra 300, 400 nghìn đồng thuê phòng trọ là điều xa xỉ. Vì thế họ chọn ngủ hành lang để tiết kiệm tiền cho người thân điều trị. "Hà Nội đúng đợt rét đậm, nhưng sự lạnh lẽo của thời tiết không bằng nỗi lo lắng người thân họ trong phòng mổ", bà Mai nói.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, nhiều người nhà chăm bệnh nhân ngồi ngoài trời chờ đợi.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, nhiều người nhà chăm bệnh nhân ngồi ngoài trời chờ đợi. 

Ngồi ở khu vực chờ hành lang khoa cấp cứu A9, ông Lê Văn Hoàng (55 tuổi, quê Bắc Ninh) quấn cả người vào chiếc chăn để giữ ấm cho cơ thể sau một đêm thức trắng vì lạnh. Ông chia sẻ, đưa em gái vào viện cấp cứu từ đêm hôm qua. Biết trời lạnh nên khi đi gia đình chuẩn bị mang theo chăn bông từ nhà. Thế nhưng ngủ ngoài trời rồi mới biết chiếc chăn này không thấm gì với thời tiết.Khu vực trước cửa phòng cấp cứu luôn đông người nằm chờ, để bác sĩ gọi lúc nào là có mặt lúc đó, kịp thời nghe ngóng thông tin người nhà đang nằm điều trị trong đó.

Ngồi ở khu vực chờ hành lang khoa cấp cứu A9, ông Lê Văn Hoàng (55 tuổi, quê Bắc Ninh) quấn cả người vào chiếc chăn để giữ ấm cho cơ thể sau một đêm thức trắng vì lạnh. Ông chia sẻ, đưa em gái vào viện cấp cứu từ đêm hôm qua. Biết trời lạnh nên khi đi gia đình chuẩn bị mang theo chăn bông từ nhà. Thế nhưng ngủ ngoài trời rồi mới biết chiếc chăn này không thấm gì với thời tiết.
Khu vực trước cửa phòng cấp cứu luôn đông người nằm chờ, để bác sĩ gọi lúc nào là có mặt lúc đó, kịp thời nghe ngóng thông tin người nhà đang nằm điều trị trong đó. 

Từ tối 24/1 Bệnh viện Bạch Mai bố trí cây sưởi ga công nghiệp đặt tại các vị trí trên vỉa hè dọc trục đường A9.

Từ tối 24/1 Bệnh viện Bạch Mai bố trí cây sưởi ga công nghiệp đặt tại các vị trí trên vỉa hè dọc trục đường A9.

Các cây sưởi gas công nghiệp được thiết kế dạng ô xòe, sử dụng gas làm nhiên liệu đốt, phát nhiệt, đem lại lưu lượng nhiệt cao gấp nhiều lần máy sưởi ấm thông thường. Giúp người đi chăm bệnh nhân cũng ấm hơn chút.

Các cây sưởi gas công nghiệp được thiết kế dạng ô xòe, sử dụng gas làm nhiên liệu đốt, phát nhiệt, đem lại lưu lượng nhiệt cao gấp nhiều lần máy sưởi ấm thông thường. Giúp người đi chăm bệnh nhân cũng ấm hơn chút.

Nguyễn Ngoan
Bình luận
vtcnews.vn