Theo chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan trên VnExpress, trong các loại rau củ, chỉ có khoai tây mọc mầm là độc. Khoai tây mọc mầm sinh ra solanine, một chất rất độc có thể ăn mòn dạ dày, gây tán huyết và làm tê liệt trung khu thần kinh. Các cách chế biến bình thường không thể phá hủy được chất độc này; việc cắt bỏ những chỗ xanh xung quanh mầm khoai tây cũng không chắc loại hết độc tố.
Khoai lang mọc mầm không độc trừ khi nhiễm nấm mốc. Khoai lang bị nấm mốc sẽ sinh ra chất ipomeamarone - độc tố khiến khoai có vị đắng. Do đó khi khoai lang có dấu hiệu hư hỏng thì nên vứt bỏ.
Về giá trị dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm không còn nhiều vitamin và khoáng chất như trước, mùi vị cũng thay đổi, không còn ngon nữa.
Bản thân củ khoai lang mọc mầm không độc nhưng khi để lâu, nhất là trong môi trường ẩm, phần lớn các củ này đều nhiễm nấm mốc, làm xuất hiện những đốm đen hoặc nâu. Củ khoai lúc này trở thành nơi tích tụ độc tố ipomeamarone dẫn đến nhiều hiểm họa khôn lường cho sức khỏe. Lúc này khoai có mùi khó chịu, vị đắng.
Tóm lại, bạn có đầy đủ lý do để bỏ khoai lang mọc mầm. Đó là khoai lang không còn thơm ngon, giá trị dinh dưỡng thấp, nguy cơ nhiễm độc tố cao. Nếu vẫn muốn tận dụng, bạn chỉ lên dùng những củ mới mọc mầm, không xuất hiện đốm đen hoặc nâu.
Vì sao khoai lang mọc mầm?
Nguyên nhân khiến khoai lang mọc mầm cũng làm nhiều người thắc mắc bên cạnh câu hỏi khoai lang mọc mầm có ăn được không.
Các nhà nghiên cứu cho biết, sau vài tuần được lưu trữ ở nhiệt độ khoảng 21 độ C, đồng hồ sinh học của củ khoai lang sẽ báo cho chúng biết rằng đã đến thời gian nảy mầm. Nếu nằm trong nhiệt độ cao hơn thì quá trình chúng mọc mầm còn xảy ra nhanh hơn.
Nếu một củ khoai lang được bảo quản trong nhiệt độ từ 12 đến 14 độ C thì chúng sẽ không mọc mầm. Đây là nhiệt độ mà nếu tự bảo quản khoai lang tại nhà thì chúng ta khó có thể đạt được. Một lời khuyên là bạn không nên cho khoai lang vào tủ lạnh để tránh làm mất mùi vị và kết cấu của loại củ này. Món ngon của bạn cũng vì thế mà bị ảnh hưởng theo.
Biện pháp xử lý khoai lang mọc mầm
Nếu lựa chọn ăn khoai lang mọc mầm, bạn sẽ cần biết cách chế biến chúng. Không chỉ có thể ăn được củ khoai mà bạn hoàn toàn có thể tận dụng mầm cây để chế biến thức ăn. Sau khi cắt mầm cây từ củ khoai lang, bạn hãy cắt nhỏ các sợi màu tím. Kế đó, bạn trộn chúng vào món salad hoặc xào chung cùng các loại rau củ khác. Điều quan trọng là khi chế biến, mầm vẫn còn mềm.
Nếu khoai lang mọc mầm quá lớn, củ khoai sẽ bị hút hết chất dinh dưỡng, đường và nước. Củ khoai lang lúc này sẽ bị mủn và khô, không thể ăn được nữa. Chưa kể, lớp mầm phát triển sẽ trở nên cứng hơn, rất khó nhai. Đối với những củ khoai lang này, bạn có thể tận dụng để trang trí bàn ăn, bàn làm việc, góc học tập… để căn nhà thêm xinh xắn và mang lại sức sống.
Bình luận