• Zalo

Chương trình Sức khỏe VN: Vì sao ngành Y tế đề cao sức khỏe người lao động?

Tư vấnThứ Hai, 16/11/2020 12:56:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Trong những mục tiêu của Chương trình Sức khỏe Việt Nam, chăm sóc sức khỏe người lao động là lĩnh vực quan trọng, cần tập trung thực hiện vào giai đoạn 2018 - 2030.

Ngày 2/9/2018 Thủ tướng ký ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam với mục tiêu xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường năng lực cho mỗi người dân; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.

Chương trình được triển khai trên quy mô toàn quốc từ năm 2018 đến năm 2030 với 11 lĩnh vực ưu tiên, chia làm 3 nhóm:

Nâng cao sức khỏe; Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; Tăng cường vận động thể lực.

Bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh; Chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh; Phòng chống tác hại của thuốc là; Phòng chống tác hại của rượu bia; Vệ sinh môi trường; An toàn thực phẩm

Chăm sóc sức khỏe ban đầu; Kiểm soát bệnh tật; Phát hiện quản lý sớm một số bệnh không lây nhiễm; Chăm sóc, quản lý sức khỏe người dân tại cộng đồng; Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Chăm sóc sức khỏe người lao động.

Thực hiện chỉ đạo này, tháng 2/2019, Bộ Y tế phát động chương trình Sức khỏe Việt Nam trên quy mô toàn quốc.

Trong 11 lĩnh vực ưu tiên, Bộ Y tế nhấn mạnh nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người lao động. Vậy nguyên nhân vì sao?

Chương trình Sức khỏe VN: Vì sao ngành Y tế đề cao sức khỏe người lao động? - 1

Người lao động cần được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ở bất cứ nơi nào. (Ảnh minh họa: Internet)

Theo Bộ Y tế, số liệu thống kê ở nhiều nước cho thấy, hơn một nửa lao động làm việc trong khu vực phi kết cấu không có sự bảo trợ xã hội cho việc tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thiếu các quy định thực thi pháp luật về sức khỏe nghề nghiệp cũng như các tiêu chuẩn an toàn.

Các dịch vụ sức khoẻ nghề nghiệp để tư vấn cho người sử dụng lao động trong việc cải thiện điều kiện làm việc cũng như giám sát sức khỏe của người lao động bao phủ hầu hết các công ty lớn trong khu vực lao động kết cấu và hơn 85% lao động trong các doanh nghiệp nhỏ, khu vực phi lao động phi kết cấu, nông nghiệp. Trong khi đó, những lao động di cư trên toàn thế giới không có bất kỳ sự bao phủ nào về sức khoẻ nghề nghiệp.

Một số yếu tố nguy cơ nghề nghiệp, chẳng hạn như chấn thương, tiếng ồn, chất gây ung thư, bụi trong không khí hay các nguy cơ về ecgônômi chiếm một phần đáng kể gánh nặng bệnh tật mạn tính: chúng gây ra 37% các trường hợp đau lưng, 16% giảm thính lực, 13% bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 11% bệnh hen suyễn, 8% chấn thương, 9% ung thư phổi, 2% bệnh bạch cầu và 8% trầm cảm.

Hàng năm có khoảng 12,2 triệu người, chủ yếu ở các nước đang phát triển chết do các bệnh không lây nhiễm trong khi vẫn còn trong độ tuổi lao động.

Các vấn đề sức khỏe liên quan đến công việc dẫn đến hậu quả giảm 4-6% GDP cho hầu hết các quốc gia. Các dịch vụ y tế cơ bản để ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến công việc có chi phí trung bình từ 18 đô la Mỹ đến 60 đô la Mỹ (sức mua tương đương (ppp)) cho mỗi công nhân.

Khoảng 70% công nhân không có bất kỳ loại bảo hiểm nào để bồi thường cho họ trong trường hợp họ mắc bệnh nghề nghiệp và chấn thương.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng các sáng kiến ​​về sức khỏe tại nơi làm việc có thể giúp giảm 27% số ngày nghỉ ốm do bệnh tật và 26% chi phí chăm sóc sức khỏe cho các công ty.

Hàng năm có khoảng 12,2 triệu người, chủ yếu ở các nước đang phát triển chết do các bệnh không lây nhiễm trong khi vẫn còn trong độ tuổi lao động.

Các vấn đề sức khỏe liên quan đến công việc dẫn đến hậu quả giảm 4-6% GDP cho hầu hết các quốc gia. 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các sáng kiến ​​về sức khỏe tại nơi làm việc có thể giúp giảm 27% số ngày nghỉ ốm do bệnh tật và 26% chi phí chăm sóc sức khỏe cho các công ty.

Sức khỏe của người lao động là điều kiện tiên quyết cho thu nhập của mỗi hộ  gia đình, năng suất và phát triển kinh tế. Do đó, việc phục hồi và duy trì khả năng làm việc của người lao động là một chức năng quan trọng của các dịch vụ y tế.

Các nguy cơ sức khỏe tại nơi làm việc, chẳng hạn như nhiệt, tiếng ồn, bụi, hóa chất độc hại, không an toàn máy móc và căng thẳng tâm lý gây ra các bệnh nghề nghiệp và có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe khác. Điều kiện làm việc, nghề nghiệp và vị trí làm việc trong sự phân cấp nơi làm việc cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Những người làm việc dưới áp lực hoặc với điều kiện làm việc không ổn định có thể hút thuốc nhiều hơn, tập thể dục ít hơn và có chế độ ăn uống không lành mạnh.

Ngoài chăm sóc sức khỏe nói chung, các công nhân - đặc biệt là những người có nguy cơ cao - cần các dịch vụ y tế để đánh giá và giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp, cũng như giám sát y tế để phát hiện sớm các bệnh và chấn thương nghề nghiệp.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện chương trình Sức khỏe Việt Nam

Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân cần thực hiện và duy trì những hành vi, lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe để tự bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Cụ thể cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, tăng cường vận động, đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục, thể thao. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia. Có chế độ ăn uống hợp lý, giảm ăn muối, giảm đường, ăn nhiều rau xanh, trái cây.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân cần đi khám sức khỏe định kỳ, đối với người bình thường đo huyết áp ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện sớm tăng huyết áp, đo đường máu ít nhất 1 năm một lần để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường. Khi có ho, khò khè, khó thở cần đi khám ngay để phát hiện sớm hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Mỗi người dân hãy chủ động bảo vệ, tăng cường sức khỏe của mình, “mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe”.

Lê Thịnh
Bình luận
vtcnews.vn