1. Chiến dịch Hồ Chí Minh lúc đầu có tên là?
- A
Chiến dịch Giải phóng
- B
Chiến dịch Thống nhất
- C
Chiến dịch Sài Gòn - Gia Định
Chiến dịch Hồ Chí Minh lúc đầu mang tên chiến dịch Sài Gòn - Gia Định, đến ngày 14/4/1975 mới được đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh.
- D
Chiến dịch Nguyễn Huệ
2. Ai là chiến sĩ đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên nóc dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975?
- A
Lữ Văn Hoả
- B
Bùi Quang Thận
Người đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11h30 phút ngày 30/4/1975 là đại tá Bùi Quang Thận (SN 1948, quê huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) của Lữ đoàn 203 tăng thiết giáp.
Theo lời kể của Bùi Quang Thận: "Tiêu diệt xong căn cứ Nước Trong. Đến 9h sáng ngày 30/4 Đại đội 4 tăng của chúng tôi quyết định vượt cầu tiến vào thành phố phía trước chúng tôi là chiếc xe của Đại đội 3 do đồng chí Hùng chỉ huy bị xe tăng M41 bắn cháy. Xe 843 của tôi vọt lên tiêu diệt xe địch và tiếp tục vượt cầu. Khi đến Dinh Độc Lập thấy cổng đóng. Tôi ra lệnh cho pháo thủ 2 Nguyễn Văn Kỷ giục pháo thủ 1 Thái Bá Minh nhắm giữa cổng Dinh Độc Lập khai hỏa. Không hiểu sao đạn không nổ ? Hai lần như vậy, tôi ra lệnh quay nòng pháo ra sau để cho xe húc đổ cổng Dinh. Trong 10 phút phải húc 3 lần thì cánh cổng trái mới bung ra. Ngay lúc đó xe tăng 390 do anh Vũ Đăng Toàn chỉ huy lao vào húc đổ cổng chính. Thế là cả hai xe đều tiến vào bên trong. Tôi cầm theo lá cờ rồi chạy vào Dinh mà không mang theo một thứ vũ khí gì! Gặp Lý Chánh Trung (Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao chính quyền Việt Nam Cộng Hòa), tôi túm chặt tay bảo "Cho gặp tổng thống Dương Văn Minh". Thấy tổng thống Dương Văn Minh ra, tôi ra lệnh "Đưa tôi lên cột cờ Dinh Độc Lập". Dương Văn Minh đã yêu cầu Lý Chánh Trung dẫn tôi lên.
Ngày 24/6/2012, đại tá Bùi Quang Thận đột ngột qua đời tại quê nhà Thái Bình. - C
Thái Bá Minh
- D
Hoàng Hữu Cầu
3. Chiếc xe tăng do Bùi Quang Thận chỉ huy đánh chiếm Dinh Độc Lập mang số bao nhiêu?
- A
843
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, đúng 5h30 phút ngày 30/4/1975, quân ta từ 5 hướng đồng loạt tổng tiến công vào nội đô Sài Gòn.
Xe tăng T-54B mang số hiệu 843 thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận làm Trưởng xe, kíp xe gồm Thái Bá Minh-pháo thủ số 1, Nguyễn Văn Kỷ-pháo thủ số 2, Lữ Văn Hỏa-lái xe.
Tiếp sau là xe tăng T-59 số hiệu 390 do Chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy; kíp xe gồm Ngô Sĩ Nguyên-pháo thủ số 1, Lê Văn Phượng - Đại đội phó kỹ thuật (thay thế pháo thủ số 2 Đỗ Cao Trường bị thương phải ở lại tuyến sau), Nguyễn Văn Tập-lái xe. - B
853
- C
863
- D
873
4. Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công xuân 1975 là tỉnh nào?
- A
Châu Đốc
Hai ngày sau khi giải phóng Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã họp và đưa ra quyết định lịch sử quyết định tung đòn chiến lược thứ ba để giải phóng toàn bộ miền Nam Việt Nam trước mùa mưa năm 1975.
Ngày 2/5/1975, tỉnh cuối cùng là Châu Đốc (nay là An Giang) được ta giải phóng mà không gặp khó khăn gì vì toàn bộ bộ máy chính quyền cũ cùng tàn binh của quân đội Sài Gòn đã buông súng theo lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh từ hôm 30/4. - B
Tiền Giang
- C
Cà Mau
- D
Tây Ninh
5. Vị Tư lệnh chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh là ai?
- A
Võ Nguyên Giáp
- B
Lê Trọng Tấn
- C
Lê Đức Anh
- D
Văn Tiến Dũng
Bộ Chỉ huy do Đại tướng Văn Tiến Dũng làm tư lệnh, đồng chí Phạm Hùng làm chính ủy.
Các đồng chí Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn và Đinh Đức Thiện làm phó tư lệnh. Sau những thắng lợi tạo tiền đề vững chắc của chiến dịch Tây Nguyên, Trị Thiên - Huế và chiến dịch giải phóng Đà Nẵng (tháng 3/1975), thời cơ để ta mở Tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn - Gia Định đã chín muồi. Trong bối cảnh ấy, đầu tháng 4/1975, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Về sau, thể theo nguyện vọng tha thiết của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn-Gia Định, Bộ Chính trị đã phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy Chiến dịch đổi tên “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định” thành “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Thời điểm này, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, được Nhà nước thăng cấp Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, ông được cử vào làm đại diện Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, và là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đại tướng Văn Tiến Dũng là người trong kháng chiến chống Pháp giữ vai trò chỉ huy Đại đoàn 320 hoạt động trên chiến trường Bắc Bộ và trong kháng chiến chống Mỹ, người trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch có tính quyết định đối với thắng lợi cuối cùng như chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), chiến dịch Trị - Thiên (1972), chiến dịch Tây Nguyên (tháng 3/1975).
6. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã trải qua mấy đời tổng thống?
- A
2
- B
3
- C
4
- D
5
Cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam là thất bại nặng nề nhất của quân đội Mỹ từng phải gánh chịu. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã trải qua 5 đời Tổng thống Mỹ kéo dài 222 tháng và 4 lần thay đổi chiến lược chiến tranh song vẫn không cứu vãn được thất bại.
Đầu tiên là Tổng thống Mỹ David Dwight Eisenhower (1953-1961), với chiến lược “Aixenhao” (Chiến tranh đơn phương), đã dựng lên chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm và lấy đó làm công cụ chống lại miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự.
Đến Tổng thống John Fitzgerald Kennedy, với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), đã xây dựng quân đội ngụy Sài Gòn mạnh với vũ khí, trang bị và cố vấn Mỹ tiến hành “Bình định”, lập “ấp chiến lược” nhằm tiêu diệt các lực lượng vũ trang và chính trị của cách mạng miền Nam, thực hiện bình định Việt Nam trong 18 tháng.
Tổng thống Lyndon Baines John-son, với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968). Mục tiêu của chiến lược này trực tiếp đưa quân chiến đấu từ Mỹ sang, thực hiện chiến lược “tìm và diệt”, tiếp đó là chiến lược hai gọng kìm “tiêu diệt chủ lực đối phương và bình định miền Nam”.
Tổng thống Richard Milhous Nixon, với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1974), có mục tiêu: Rút quân nhưng để lại cố vấn chỉ huy, cung cấp vũ khí, trang bị, lương thực, tiền của cho ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn; mở chiến dịch “Lam Sơn 719”; tiến hành đánh phá miền Bắc trên quy mô lớn bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác, rải mìn phong tỏa các cảng, cửa sông Việt Nam.
Tổng thống tiếp theo Gerald Rudolph Ford vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” bằng việc yêu cầu Quốc hội thông qua khoản viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn để thực hiện lấn chiếm, “bình định” chống phá Hiệp định Paris và dùng lực lượng tấn công lớn trên chiến trường miền Nam.
7. Viên phi công của quân đội Sài Gòn phản chiến thực hiện vụ ném bom dinh Độc Lập ngày 8/4/1975 tên là gì?
- A
Nguyễn Thành Trung
Nguyễn Thành Trung (sinh ngày 9 tháng 10 năm 1947) là một cựu Đại tá Không quân Nhân dân Việt Nam. Ông là người đã lái máy bay F-5E ném bom vào dinh Độc Lập ngày 8 tháng 4 năm 1975 và là người Việt Nam đầu tiên lái máy bay Boeing 767 và 777.
- B
Nguyễn Văn Nghĩa
- C
Nguyễn Quang Ngọc
- D
Lê Chiến Bắc
8. Thành phố Sài Gòn - Gia Định được mang tên TP.HCM từ năm nào?
- A
1977
- B
1976
Sài Gòn - Gia Định là thành phố có từ lâu đời ở miền Nam. Ngày 2/7/1976, Quốc hội khoá IV quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định mang tên TP. HCM.
- C
1978
- D
1979
Bình luận