Kết quả này chỉ ra rằng, với mỗi giờ bạn đi ngủ và thức dậy muộn hơn mỗi giờ vào cuối tuần so với những ngày trong tuần có liên quan với tăng 11% nguy cơ mắc bệnh tim. Social jet lag cũng dẫn tới sức khỏe kém hơn, tâm trạng tồi tệ hơn cũng như tăng tình trạng mất ngủ, mệt mỏi.
Tác giả chính của nghiên cứu Sierra B. Forbush từ ĐH Arizona ở Mỹ cho biết: “Những kết quả này chỉ ra rằng ngủ đúng giờ chứ không đơn thuần là số giờ ngủ đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của chúng ta”.
Điều này cho thấy, lịch trình ngủ đều đặn có thể là biện pháp phòng ngừa bệnh tim cũng như nhiều rối loạn sức khỏe khác một cách hiệu quả, đơn giản và ít tốn kém”. Theo khuyến nghị của Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, người trưởng thành nên ngủ từ trên 7-8 tiếng mỗi đêm và ngủ đều đặn để có sức khỏe tối ưu.
Video: Phát hiện mới - Giấc ngủ ngon tạo cảm giác như trúng số
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã phân tích các trả lời khảo sát của 984 người từ 22 tới 60 tuổi. Social jet lag được đánh giá sử dụng bảng hỏi thời gian ngủ. Sức khỏe chung được tự báo cáo sử dụng thang điểm tiêu chuẩn và các câu hỏi khảo sát cũng đánh giá thời gian ngủ, tình trạng mất ngủ, bệnh tim mạch, tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ.
Bình luận