(VTC News) - Ông đóng cửa không tiếp khách rồi chết một mình không rõ nguyên nhân trên chiếc giường mà ông đã từng đầu ấp tay gối với 20 bà vợ...
Kỳ 8 (kỳ cuối): Cái chết cô đơn của thầy bùa 20 vợ
Cuộc đời thầy mo Hoàng Văn Nhẻo (bản Dùng, xã Thạch Kiệt, Tân Sơn, Phú Thọ) có rất nhiều kỳ bí. Ông Nhẻo là đại diện của cuộc sống tâm linh của người Mường.
Theo lời ông Nhẻo, thì ông là truyền nhân của bà cô, cũng là thầy cúng nổi tiếng trong vùng. Ngoài việc làm nèm, chài, ông còn là một thầy mo... siêu hạng, rất rành trong việc cúng ma chữa bệnh.
Theo lời ông Nhẻo, trong vùng hễ ai có bệnh, người ta thường nhờ ông đến xem, tìm hiểu xem là loại ma gì gây bệnh.
Người Mường ở vùng này rất sợ ma và họ cho rằng, bệnh tật của con người là do các loại ma gây nên, như ma mỏ đỏ, ma đồi, ma suối, ma cây cao bóng cả, ma yêu tinh, ma thấp nhan (ma chết ở trên đồi), ma may (làm cho người ta điên rồ), ma trùng tang liên táng (làm cho người chết không thối được)...
Không những học được các bài nèm, bùa của bà cô, thầy mo Nhẻo còn lang thang khắp vùng Tây Bắc, gặp rất nhiều thầy mo giỏi để học nèm chài, bùa, ngải. Ông học cả các bài chài độc của người Mán (người Dao).
Ông Nhẻo đã từng vận dụng các bài chài để hại người. Theo lời ông, thì ông có thể làm cho một người đau đớn như có sắt, đinh chọc vào bụng, tim gan, phèo phổi.
Ông có thể chôn hai mảnh đóm tre đã đọc chú vào cổng nhà kẻ thù để kẻ thù phải khuynh gia bại sản. Tóm lại, cả việc tốt lẫn việc xấu thầy mo Nhẻo đều đã làm nhiều, cốt là để kiếm tiền tiêu xài, trang trải cho 20 bà vợ.
Những câu chuyện xoay quanh việc thầy mo Nhẻo làm bùa, nèm để câu kéo các bà vợ bỏ chồng con, nhà cửa, gia đình, họ hàng, thậm chí cả sự nghiệp để lên vùng rừng xanh núi đỏ sống với ông ly kỳ và khó tin lắm. Tuy nhiên, tôn trọng ý nguyện của ông, nên tôi không viết ra đây.
Ông Nhẻo bảo, ông đang trả "món nợ ác" rất lớn mà ông đã gây ra gần như cả cuộc đời mình, nên ông không muốn khơi gợi lại chuyện cũ nữa. Ông còn khẳng định với tôi rằng, đời này, ông "trả nghiệp" không hết được, nên chắc chắn sẽ gặp bi kịch...
Vài năm sau, tôi lại lang thang nhiều ngày ở Thanh Sơn và Tân Sơn để tìm hiểu về bùa ngải, nèm chài. Tôi đã vào thăm thầy mo Hoàng Văn Nhẻo để hỏi chuyện. Tuy nhiên, ngôi nhà sàn rộng thênh lạnh lẽo, then cài cửa khép, mạng nhện phủ kín.
Dò hỏi quanh xóm thì được biết thầy mo Hoàng Văn Nhẻo đã chết một năm trước đó rồi. Người dân quanh xóm kể, một ngày, ông cứ tiều tụy, ít nói, không giao du, đóng cửa không tiếp khách rồi chết một mình không rõ nguyên nhân trên chiếc giường mà ông đã từng đầu ấp tay gối với ít nhất là 20 bà vợ...
Có thể nói, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Nhàn là người hiểu biết rất sâu sắc về văn hóa Mường ở Thanh Sơn. Gần như cả cuộc đời ông đã "tắm gội" trong văn hóa xứ Mường và ghi lại cặn kẽ, trung thực những chuyện kỳ bí, trái với lẽ tự nhiên, trái với cả khoa học hiện thời.
Ông cứ mải miết ghi lại, không một lời nhận xét, không một câu bình luận, chỉ mong thế hệ sau còn được biết đến một xứ sở từng có những câu chuyện rất kỳ lạ (vì những chuyện kỳ bí liên quan đến bùa mê ngải lú cứ mỗi ngày lại mai một, mất đi).
Tôi hỏi ông rằng, chuyện nèm, chài, bùa, ngải có linh nghiệm hay không, ông không trả lời (thực ra ông cũng không dám khẳng định), nhưng ông dẫn từ "Cổ sử Việt Nam" của Đào Duy Anh, trang 80 rằng: "Ở giữa khoảng thế giới loài người và thế giới quỷ thần - gồm cả linh hồn của vạn vật - có một hạng người đặc biệt làm môi giới, tức là bọn pháp sư hay thầy mo dùng phương thuật để giao thiệp với quỷ thần.
Sử sách Trung Hoa xưa cho biết rằng, người Việt, tức người Bách Việt, và cả người Lạc Việt rất chuộng phương thuật mà người Trung Hoa gọi là Việt phương...".
Sách "Việt sử lược" là sách sử xưa nhất của ta chép rằng: "Ở thời Trang Vương nhà Chu, tại quận Gia Ninh, tức huyện Mê Linh, có người lạ đến, lấy ảo thuật để phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương".
Đoạn sách ấy chứng tỏ thêm rằng xã hội Lạc Việt có pháp sư dùng ảo thuật hay phương thuật để giao tiếp với quỷ thần. Như vậy, theo "nhà văn hóa xứ Mường" Nguyễn Hữu Nhàn, Vua Hùng chính là người Lạc Việt có nhiều phép thuật, quyền năng nên đã thu phục được các bộ lạc, làm thủ lĩnh mà xưng là Hùng Vương...
Chuyện Vua Hùng là người có nhiều phép thuật thì sách sử nào cũng chép, nhưng ít ai biết rằng, xứ Mường Thanh Sơn, Tân Sơn chính là vùng đất bản bộ của vua Hùng, bởi nơi đây đã đào được rất nhiều đồ gốm, đồ đồng thuộc văn hóa Hùng Vương.
Nơi đây, trong dân gian còn lưu giữ vô vàn những câu chuyện, truyền thuyết về vua Hùng và đức thánh Tản Viên. Đến nay, vùng đất này còn in đậm phong tục, tập quán, lễ nghi tín ngưỡng có từ mấy ngàn năm trước cũng là điều dễ hiểu.
Pháp thuật thần bí của người Lạc Việt mà sách sử bên Trung Quốc gọi là phương thuật hay Việt phương có thể chính là nèm, chài, bùa ngải... còn sót lại ở xứ Mường, nơi rừng rú ở phía Tây của tỉnh Phú Thọ này.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Nhàn, trong một cuộc hội thảo giữa các nhà khoa học của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, khi bàn về vấn đề "Nghiên cứu văn hóa Mường Phú Thọ", đã đề xuất lập đề tài nghiên cứu phương thuật của người Mường đề nhằm làm sáng tỏ những điều nghi vấn tồn tại mấy ngàn năm nay, nhưng buồn là chả ai để ý đến những tâm huyết của ông.
Những câu chuyện huyễn hoặc về bùa ngải, nèm chài xứ Mường, một phần bản sắc của văn hóa Mường, kinh nghiệm của ông cha để lại, từng lưu truyền trong dân gian mấy ngàn năm, rồi cũng sẽ biến mất, khi ánh sáng văn minh soi rọi đến những góc gách của đại ngàn.
Kết thúc bài viết, xin trích câu nói khá thú vị của nhà nghiên cứu tâm linh Bùi Quốc Hùng: "Cái gì tồn tại lâu dài, dai dẳng mấy nghìn năm, tự bản thân nó đã là một sự hợp lý rồi".
Phong Nguyệt
Kỳ 8 (kỳ cuối): Cái chết cô đơn của thầy bùa 20 vợ
Cuộc đời thầy mo Hoàng Văn Nhẻo (bản Dùng, xã Thạch Kiệt, Tân Sơn, Phú Thọ) có rất nhiều kỳ bí. Ông Nhẻo là đại diện của cuộc sống tâm linh của người Mường.
Theo lời ông Nhẻo, thì ông là truyền nhân của bà cô, cũng là thầy cúng nổi tiếng trong vùng. Ngoài việc làm nèm, chài, ông còn là một thầy mo... siêu hạng, rất rành trong việc cúng ma chữa bệnh.
Theo lời ông Nhẻo, trong vùng hễ ai có bệnh, người ta thường nhờ ông đến xem, tìm hiểu xem là loại ma gì gây bệnh.
Người Mường ở vùng này rất sợ ma và họ cho rằng, bệnh tật của con người là do các loại ma gây nên, như ma mỏ đỏ, ma đồi, ma suối, ma cây cao bóng cả, ma yêu tinh, ma thấp nhan (ma chết ở trên đồi), ma may (làm cho người ta điên rồ), ma trùng tang liên táng (làm cho người chết không thối được)...
Không những học được các bài nèm, bùa của bà cô, thầy mo Nhẻo còn lang thang khắp vùng Tây Bắc, gặp rất nhiều thầy mo giỏi để học nèm chài, bùa, ngải. Ông học cả các bài chài độc của người Mán (người Dao).
Thầy mo Hoàng Văn Nhẻo đang đọc chú trong một bài bùa |
Ông Nhẻo đã từng vận dụng các bài chài để hại người. Theo lời ông, thì ông có thể làm cho một người đau đớn như có sắt, đinh chọc vào bụng, tim gan, phèo phổi.
Ông có thể chôn hai mảnh đóm tre đã đọc chú vào cổng nhà kẻ thù để kẻ thù phải khuynh gia bại sản. Tóm lại, cả việc tốt lẫn việc xấu thầy mo Nhẻo đều đã làm nhiều, cốt là để kiếm tiền tiêu xài, trang trải cho 20 bà vợ.
Những câu chuyện xoay quanh việc thầy mo Nhẻo làm bùa, nèm để câu kéo các bà vợ bỏ chồng con, nhà cửa, gia đình, họ hàng, thậm chí cả sự nghiệp để lên vùng rừng xanh núi đỏ sống với ông ly kỳ và khó tin lắm. Tuy nhiên, tôn trọng ý nguyện của ông, nên tôi không viết ra đây.
Ông Nhẻo bảo, ông đang trả "món nợ ác" rất lớn mà ông đã gây ra gần như cả cuộc đời mình, nên ông không muốn khơi gợi lại chuyện cũ nữa. Ông còn khẳng định với tôi rằng, đời này, ông "trả nghiệp" không hết được, nên chắc chắn sẽ gặp bi kịch...
Vài năm sau, tôi lại lang thang nhiều ngày ở Thanh Sơn và Tân Sơn để tìm hiểu về bùa ngải, nèm chài. Tôi đã vào thăm thầy mo Hoàng Văn Nhẻo để hỏi chuyện. Tuy nhiên, ngôi nhà sàn rộng thênh lạnh lẽo, then cài cửa khép, mạng nhện phủ kín.
Loài ngải mà ông Nhẻo trồng trong vườn nhà |
Dò hỏi quanh xóm thì được biết thầy mo Hoàng Văn Nhẻo đã chết một năm trước đó rồi. Người dân quanh xóm kể, một ngày, ông cứ tiều tụy, ít nói, không giao du, đóng cửa không tiếp khách rồi chết một mình không rõ nguyên nhân trên chiếc giường mà ông đã từng đầu ấp tay gối với ít nhất là 20 bà vợ...
Có thể nói, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Nhàn là người hiểu biết rất sâu sắc về văn hóa Mường ở Thanh Sơn. Gần như cả cuộc đời ông đã "tắm gội" trong văn hóa xứ Mường và ghi lại cặn kẽ, trung thực những chuyện kỳ bí, trái với lẽ tự nhiên, trái với cả khoa học hiện thời.
Ông cứ mải miết ghi lại, không một lời nhận xét, không một câu bình luận, chỉ mong thế hệ sau còn được biết đến một xứ sở từng có những câu chuyện rất kỳ lạ (vì những chuyện kỳ bí liên quan đến bùa mê ngải lú cứ mỗi ngày lại mai một, mất đi).
Tôi hỏi ông rằng, chuyện nèm, chài, bùa, ngải có linh nghiệm hay không, ông không trả lời (thực ra ông cũng không dám khẳng định), nhưng ông dẫn từ "Cổ sử Việt Nam" của Đào Duy Anh, trang 80 rằng: "Ở giữa khoảng thế giới loài người và thế giới quỷ thần - gồm cả linh hồn của vạn vật - có một hạng người đặc biệt làm môi giới, tức là bọn pháp sư hay thầy mo dùng phương thuật để giao thiệp với quỷ thần.
Hình vẽ bùa yêu |
Sử sách Trung Hoa xưa cho biết rằng, người Việt, tức người Bách Việt, và cả người Lạc Việt rất chuộng phương thuật mà người Trung Hoa gọi là Việt phương...".
Sách "Việt sử lược" là sách sử xưa nhất của ta chép rằng: "Ở thời Trang Vương nhà Chu, tại quận Gia Ninh, tức huyện Mê Linh, có người lạ đến, lấy ảo thuật để phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương".
Đoạn sách ấy chứng tỏ thêm rằng xã hội Lạc Việt có pháp sư dùng ảo thuật hay phương thuật để giao tiếp với quỷ thần. Như vậy, theo "nhà văn hóa xứ Mường" Nguyễn Hữu Nhàn, Vua Hùng chính là người Lạc Việt có nhiều phép thuật, quyền năng nên đã thu phục được các bộ lạc, làm thủ lĩnh mà xưng là Hùng Vương...
Chuyện Vua Hùng là người có nhiều phép thuật thì sách sử nào cũng chép, nhưng ít ai biết rằng, xứ Mường Thanh Sơn, Tân Sơn chính là vùng đất bản bộ của vua Hùng, bởi nơi đây đã đào được rất nhiều đồ gốm, đồ đồng thuộc văn hóa Hùng Vương.
Nơi đây, trong dân gian còn lưu giữ vô vàn những câu chuyện, truyền thuyết về vua Hùng và đức thánh Tản Viên. Đến nay, vùng đất này còn in đậm phong tục, tập quán, lễ nghi tín ngưỡng có từ mấy ngàn năm trước cũng là điều dễ hiểu.
Pháp thuật thần bí của người Lạc Việt mà sách sử bên Trung Quốc gọi là phương thuật hay Việt phương có thể chính là nèm, chài, bùa ngải... còn sót lại ở xứ Mường, nơi rừng rú ở phía Tây của tỉnh Phú Thọ này.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Nhàn, trong một cuộc hội thảo giữa các nhà khoa học của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, khi bàn về vấn đề "Nghiên cứu văn hóa Mường Phú Thọ", đã đề xuất lập đề tài nghiên cứu phương thuật của người Mường đề nhằm làm sáng tỏ những điều nghi vấn tồn tại mấy ngàn năm nay, nhưng buồn là chả ai để ý đến những tâm huyết của ông.
Những câu chuyện huyễn hoặc về bùa ngải, nèm chài xứ Mường, một phần bản sắc của văn hóa Mường, kinh nghiệm của ông cha để lại, từng lưu truyền trong dân gian mấy ngàn năm, rồi cũng sẽ biến mất, khi ánh sáng văn minh soi rọi đến những góc gách của đại ngàn.
Kết thúc bài viết, xin trích câu nói khá thú vị của nhà nghiên cứu tâm linh Bùi Quốc Hùng: "Cái gì tồn tại lâu dài, dai dẳng mấy nghìn năm, tự bản thân nó đã là một sự hợp lý rồi".
Phong Nguyệt
Bình luận