(VTC News) - Hội nghị ASEAN đã kết thúc vào hôm nay 13/7, song các quốc gia thành viên không đạt được tuyên bố chung như thường lệ.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN một hội nghị đã kết thúc mà không có tuyên bố chung.
Philippines nói rằng nước này “rất tiếc về việc không có một tuyên bố chung… điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 45 năm hiện hữu của ASEAN”.
Theo AFP, Philippines đã thuyết phục ASEAN đưa vụ đối đầu giữa nước này với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough vào chương trình nghị sự song Campuchia, nước chủ nhà của hội nghị, đã không đồng ý.
Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong đã bày tỏ tiếc nuối, song nói rằng ông “không thể chấp nhận tuyên bố chung trở thành "con tin" trong vấn đề song phương (giữa Philippines và Trung Quốc)”.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người tham dự hội nghị hôm 12/7, đã bày tỏ hy vọng về sự đoàn kết của ASEAN và thúc giục hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), một bộ quy tắc được trông chờ giúp giảm nguy cơ xung đột tại biển Đông.
Các nhà phân tích nói sự xích mích sẽ ảnh hưởng đến những cuộc đàm phán trong tương lai giữa ASEAN và Trung Quốc.
Phát biểu với Tân Hoa Xã sau khi Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN kết thúc, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Các nước khác đã không đạt được đồng thuận khi muốn quốc tế hóa vấn đề biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam – PV)”.
Tiếp đó, Trung Quốc tiếp tục ‘rao giảng’ về việc “tin tưởng, hợp tác, đoàn kết, hữu nghị giữa các nước”, trong khi ‘lờ tịt’ việc nước này luôn từ chối đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc thậm chí còn cho rằng, các nước Đông Nam Á đã không ‘cam tâm tình nguyện’ theo Philippines trong nỗ lực biến tranh chấp Trung Quốc – Philippines thành tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN.
Báo này cũng nói, Ngoại trưởng Philippines đã tranh cãi kịch liệt với giới chức nước chủ nhà Campuchia về việc này.
Toàn cảnh hội nghị ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia - Ảnh: Reuters |
Theo AFP, Philippines đã thuyết phục ASEAN đưa vụ đối đầu giữa nước này với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough vào chương trình nghị sự song Campuchia, nước chủ nhà của hội nghị, đã không đồng ý.
Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong đã bày tỏ tiếc nuối, song nói rằng ông “không thể chấp nhận tuyên bố chung trở thành "con tin" trong vấn đề song phương (giữa Philippines và Trung Quốc)”.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người tham dự hội nghị hôm 12/7, đã bày tỏ hy vọng về sự đoàn kết của ASEAN và thúc giục hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), một bộ quy tắc được trông chờ giúp giảm nguy cơ xung đột tại biển Đông.
Các nhà phân tích nói sự xích mích sẽ ảnh hưởng đến những cuộc đàm phán trong tương lai giữa ASEAN và Trung Quốc.
Phát biểu với Tân Hoa Xã sau khi Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN kết thúc, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Các nước khác đã không đạt được đồng thuận khi muốn quốc tế hóa vấn đề biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam – PV)”.
Tiếp đó, Trung Quốc tiếp tục ‘rao giảng’ về việc “tin tưởng, hợp tác, đoàn kết, hữu nghị giữa các nước”, trong khi ‘lờ tịt’ việc nước này luôn từ chối đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc thậm chí còn cho rằng, các nước Đông Nam Á đã không ‘cam tâm tình nguyện’ theo Philippines trong nỗ lực biến tranh chấp Trung Quốc – Philippines thành tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN.
Báo này cũng nói, Ngoại trưởng Philippines đã tranh cãi kịch liệt với giới chức nước chủ nhà Campuchia về việc này.
Theo Wall Street Journal của Mỹ, mặc dù 10 nước thành viên đã nỗ lực hết sức trong từng phiên họp nhằm thúc đẩy tiến trình hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử, kêu gọi Trung Quốc nhất trí đàm phán đa phương để hướng tới giải quyết mâu thuẫn tranh chấp chủ quyền trong khu vực một cách hòa bình.
Tuy nhiên, việc Bắc Kinh ngay từ đầu đã tỏ ra ‘thiếu thiện chí’ hợp tác khiến các nước còn lại gặp trở ngại lớn trong việc nhất trí một bộ các quy tắc ứng xử chung – là cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề nhạy cảm trong khu vực.
Trước thất bại ‘xưa nay chưa từng thấy’ tại hội nghị khối lần thứ 45, ông Surin – Tổng thư ký ASEAN cho biết: “Đã thực sự đến lúc cần phải thay đổi. ASEAN nên học cách củng cố và tăng cường hợp tác nếu muốn tiến kịp cộng đồng quốc tế.”
Đỗ Hường - Hạ Giang
Bình luận