Khoai lang là món ăn quen thuộc với đa số người Việt Nam. Ở nước ta có nhiều loại khoai lang được trồng ở khắp nơi như khoai lang trắng, khoai lang tím, khoai ruột vàng.
Khoai lang rất dễ chế biến thành nhiều món ăn dân dã như luộc, nướng, làm mứt, làm bánh, nấu chè.
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một củ khoai lang nướng có vỏ, trọng lượng khoảng 200g, gồm:
- Lượng calo: 180
- Carb: 41,4g
- Chất đạm: 4g
- Chất béo: 0,3g
- Chất xơ: 6,6g
Lượng chất xơ trong khoai lang cung cấp đến 1/4 lượng chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày. Chất xơ không hòa tan trong khoai lang giúp duy trì cảm giác no lâu, kiểm soát đường huyết và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hàng ngày.
Ngoài ra, trong khoai lang còn có các loại vitamin và khoáng chất khác:
- Vitamin A: 769% lượng khuyến nghị hàng ngày, hỗ trợ chống nhiễm trùng và duy trì sức khỏe
- Vitamin C: 65% DV, trong đó DV là giá trị dinh dưỡng hàng ngày
- Mangan: 50% DV - quan trọng cho sự phát triển xương và tăng sự trao đổi chất, mangan còn đóng vai trò trong sản xuất hormone giới tính
- Vitamin B6: 29% DV
- Kali: 27% DV - Quan trọng cho chức năng cơ bắp, não bộ, giảm căng thẳng và lo lắng
- Axit Pantothenic: 18% DV
- Đồng: 16% DV
- Niacin: 15% DV
- Magie: Magie giúp tăng khả năng sinh sản, chữa đau nửa đầu và hỗ trợ quá trình hấp thụ vitamin và khoáng chất khác trong cơ thể.
Hơn nữa, chất chống oxy hóa trong khoai lang cam và tím giúp bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do, giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
Ăn khoai lang nhiều có tốt không?
Dù bạn không phải là người thích ăn khoai lang, nhưng sau khi bạn hiểu rõ về những ảnh hưởng tích cực của việc ăn khoai lang hàng ngày, có thể bạn sẽ cảm thấy món ăn này thú vị.
Theo chia sẻ của dược sĩ đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên trên website Nhà thuốc Long Châu, khoai lang mang lại nhiều lợi ích đáng kể, nên nhiều người kết hợp món ăn này vào chế độ ăn uống hàng ngày. Câu trả lời cho băn khoăn "Ăn khoai lang có tốt không" là có.
Ăn khoai lang giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư, giảm viêm và tăng cường quá trình tiêu hóa để duy trì làn da trẻ trung, vì vậy rất nhiều lý do để khuyến khích việc ăn khoai lang.
Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam chia sẻ trên Báo Dân trí về lợi ích của khoai lang với sức khỏe:
Chống viêm
Bạn có thể cải thiện tình trạng viêm bằng cách ăn thực phẩm có đặc tính chống viêm, và khoai lang có thể giúp khắc phục điều này.
Chống lão hóa
Carotenoid (như beta-carotene) đóng vai trò như chất chống oxy hóa trong cơ thể, giúp bảo vệ tế bào khỏi tia có hại của mặt trời, khói thuốc, thuốc trừ sâu và những chất ô nhiễm khác. Điều này sẽ giúp bạn không trông già hơn tuổi bằng cách bảo vệ và tẩy tế bào chết cho da.
Chống ung thư
Khoai lang là nguồn giàu chất chống oxy hóa, chống ung thư, đặc biệt là ở vỏ có tới 80% protein là sporamin. Nghiên cứu cho thấy sporamin có tiềm năng ức chế ung thư lưỡi, túi mật và đại trực tràng.
Theo trang Insider, một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nutrition and Cancer năm 2016, cho thấy chiết xuất từ vỏ khoai lang có hoạt động chống ung thư đầy hứa hẹn đối với các bệnh ung thư vú, ruột kết, buồng trứng, phổi và đầu, cổ.
Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa
Theo trang Food Revolution, khoai lang là nguồn chất xơ tuyệt vời, đặc biệt là nếu ăn cả vỏ. Chất xơ rất cần cho việc tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các bệnh nghiêm trọng, như ung thư ruột kết.
Một củ khoai lang trung bình có 6 gram chất xơ. Chúng cũng chứa tinh bột kháng, một loại tinh bột đóng vai trò cung cấp vi khuẩn “tốt” cho cơ thể bạn.
Cyanidin trong khoai lang cũng giúp giảm viêm, đặc biệt là ở đường tiêu hóa.
Dù mang lại lợi ích sức khỏe nhưng bạn cũng chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều vì nó có thể dẫn tới hiện tượng carotenodermia. Tình trạng này vô hại nhưng có thể khiến da bạn có màu vàng cam, trông xỉn màu hơn. Khoai lang nên ăn vừa bữa sáng và bữa trưa là tốt nhất.
Bình luận