• Zalo

Ai là thái hậu tàn độc nhất sử Việt, chủ mưu giết vua, nhận kết cục bi thảm?

Hỏi - ĐápThứ Hai, 10/04/2023 07:06:45 +07:00Google News
(VTC News) -

Làm hoàng thái hậu buông rèm nhiếp chính thời kỳ nhà Hậu Lê, bà thẳng tay sát hại vua, đại thần - sử sách đánh giá một trong những người phụ nữ tàn độc nhất sử Việt.

Ai là thái hậu tàn độc nhất sử Việt, chủ mưu giết vua, nhận kết cục bi thảm? - 1

1. Vị hoàng thái hậu nào được sử sách ghi chép tàn độc nhất lịch sử phong kiến nước ta?

  • A

    Dương Vân Nga

  • B

    Nguyễn Thị Anh

    Nguyễn Thị Anh (1422 – 1459) là phi tần của vua Lê Thái Tông, mẹ đẻ của hoàng đế Lê Nhân Tông. Dưới thời Hậu Lê, bà là hoàng thái hậu tại vị đầu tiên và duy nhất, thay hoàng đế giải quyết việc nước. Tuy nhiên, sử sách lại đánh giá bà là vị hoàng thái hậu tàn ác nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Bà có thể vì quyền lực mà không từ bất cứ thủ đoạn: giết phi tần, công thần...

  • C

    Trần Thị Dung

  • D

    Từ Dụ

Ai là thái hậu tàn độc nhất sử Việt, chủ mưu giết vua, nhận kết cục bi thảm? - 2

2. Vị hoàng thái hậu tàn độc này nhiếp chính trong bối cảnh nào?

  • A

    Chưa lập được vua mới

  • B

    Vua bị bệnh

  • C

    Vua còn nhỏ tuổi

    Năm 1442, vua Lê Thái Tông mất, truyền ngôi cho con trai Lê Bang Cơ. Bang Cơ lên ngôi lúc hơn 1 tuổi lấy hiệu Lê Nhân Tông. Với danh phận mẹ ruột của vua, bà Nguyễn Thị Anh được dâng tôn hiệu hoàng thái hậu.
    Theo Đại Việt thông sử, các đại thần dâng tờ biểu mong bà buông rèm nhiếp chính nhưng bà không chịu nhận. Quần thần dâng biểu lần thứ tư, bà mới nhận lời. 

  • D

    Vua băng hà

Ai là thái hậu tàn độc nhất sử Việt, chủ mưu giết vua, nhận kết cục bi thảm? - 3

3. Triều đại Hậu Lê dưới thời kỳ hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính đạt được thành tựu gì nổi bật?

  • A

    Chinh phạt Chiêm Thành

    Trong hai năm 1444 và 1445, vua Chiêm Thành hai lần đem quân vây cướp Hóa Châu. Triều đình cử nhiều tướng lĩnh như Lê Bôi, Trịnh Khả, Lê Thận, Nguyễn Xí đi đánh dẹp. Đến năm 1446, hoàng thái hậu sai Trịnh Khả, Lê Thụ và Trịnh Khắc Phục dẫn 60 vạn quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Quân Đại Việt đánh tới Đồ Bàn thì phá tan quân Chiêm, bắt sống vua Chiêm Thành là Bí Cai và nhiều tướng tá, thủ lĩnh bộ tộc, cung nữ và khí giới.
    Năm 1448, quốc gia Bồn Man chịu nội thuộc của Đại Việt. Vua Nhân Tông và thái hậu đã sáp nhập Bồn Man trở thành châu Quỳ Hợp của nhà nước Đại Việt.
    Cũng trong những năm tháng nhiếp chính, thái hậu và triều đình đã cho đào sông Bình Lỗ ở Thái Nguyên, tạo thuận lợi cho giao thông vận tải.

  • B

    Đánh thắng quân Mông Nguyên

  • C

    Mở rộng ngoại giao

  • D

    Khoa cử phát triển

Ai là thái hậu tàn độc nhất sử Việt, chủ mưu giết vua, nhận kết cục bi thảm? - 4

 4. Hoàng thái hậu thẳng tay giết đại thần nào?

  • A

    Lê Thụ

  • B

    Nguyễn Xí

  • C

    Lê Thuận

  • D

    Trịnh Khả

    Năm 1451, thái hậu Nguyễn Thị Anh đã giết cha con Trịnh Khả và tướng Trịnh Khắc Phục.
    Về trường hợp của Trịnh Khả, Việt sử giai thoại chép vì vua Nhân Tông lên ngôi khi còn nhỏ tuổi nên Trịnh Khả rất sợ nhà vua bị nhiễm thói hư, lúc nào cũng nghiêm cẩn trong việc chăm sóc. Thế nhưng, bậc đại thần này lại bị kẻ ghen ghét gièm pha, khiến thái hậu Nguyễn Thị Anh cả tin mà nổi giận, giết ông cùng với con trai là Trịnh Bá Quát vào tháng 7/1451. 2 năm sau, ông được minh oan.

Ai là thái hậu tàn độc nhất sử Việt, chủ mưu giết vua, nhận kết cục bi thảm? - 5

5. Từ khi chưa lên ngôi hoàng thái hậu, Nguyễn Thị Anh đã chủ mưu tạo nên vụ án oan nổi tiếng lịch sử?

  • A

    Vụ án Lê Văn Duyệt

  • B

    Thảm án Đỗ Thích

  • C

    Lệ Chi viên

    Nguyễn Thị Anh nhập cung khi vua Lê Thái Tông đã lập con trai Lê Nghi Dân. Thế nhưng từ sau khi Ái phi Dương Thị Bí, mẹ của Lê Nghi Dân bị dáng xuống làm thứ dân và giam vào lãnh cung, Lê Nghi Dân bị phế truất thì bà Nguyễn Thị Anh dần được vua sủng ái hơn trước. Vị trí của bà tăng cao hơn gấp bội sau khi hạ sinh hoàng tử Lê Bang Cơ.
    Tuy nhiên, nhiều người dị nghị Nguyễn Thị Anh có thai trước khi vào cung vì từng dan díu với một người thuộc chi dưới nhà họ Lê và mang thai chỉ vỏn vẹn 6 tháng là hạ sinh. Để dẹp yên những lời đồn, Nguyễn Thị Anh cấu kết với tay sai sát hại nhiều thái giám, đại thần thân cận có lời đàm tiếu về việc này, trong đó có Nguyễn Trãi.
    Năm 1442, lợi dụng lúc vua Lê Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, bà nhân cơ hội này sai người sát hại chồng rồi đổ cho vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ đầu độc vua, gây tội tày trời tạo nên thảm án Lệ Chi viên.

  • D

    Hoá hổ giết vua

6. Vụ án oan nổi tiếng liên quan đến Nguyễn Thị Anh có kết cục thế nào?

  • A

    Tru di tam tộc

    Sau khi vua Lê Thái Tông bị sát hại, Nguyễn Thị Anh nhanh chóng xử tội tru di tam độc nhà Nguyễn Trãi với tội danh phản nghịch giết vua.
    Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, ngay khi Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, nhiều người đã cho là ông bị oan. Vua Lê Nhân Tông khi xem sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi từng có ý kiến rằng: "Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp loạn tặc, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình... không may bị người đàn bà gây biến, để người lương thiện mắc tội rất là đáng thương".
    Năm 1464, Lê Thánh Tông chính thức ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá, cho người con trai còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ làm chức Đồng Tri châu.
    Năm 1512, Lê Tương Dực truy tặng Nguyễn Trãi làm Tế Văn hầu.

  • B

    Đại thần bị đi đày

  • C

    Ban rượu độc

  • D

    Treo cổ

Ai là thái hậu tàn độc nhất sử Việt, chủ mưu giết vua, nhận kết cục bi thảm? - 6

7. Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính trong thời bao lâu?

  • A

    9

  • B

    10

  • C

    11

    Sau 11 năm nhiếp chính, năm 1453, vua Lê Nhân Tông đã lên 12 tuổi, có thể tự coi chính sự. Thái hậu trả lại quyền chính cho vua và lui về hậu cung. 

  • D

    12

Ai là thái hậu tàn độc nhất sử Việt, chủ mưu giết vua, nhận kết cục bi thảm? - 7

8. Cuộc đời của hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh ra sao sau khi lui về cung cấm?

  • A

    Bị sát hại

    Dù trả lại quyền lực, nhưng bà vẫn vướng phải nghi vấn vua Lê Nhân Tông Bang không phải con ruột Lê Thái Tông, khiến Lê Nghi Dân không cam tâm, có ý làm loạn, đoạt lại ngai vàng.
    Theo sử sách ghi lại, vua Nhân Tông nghĩ Nghi Dân là anh ruột nên không đề phòng. Ngày 3/10/1459, Nghi Dân cùng các thủ hạ bắc thang vào tận cung cấm trong đêm để giết vua Nhân Tông. Hôm sau hoàng thái hậu cũng bị giết, thọ 38 tuổi.
    Lê Nghi Dân trong chiếu lên ngôi đã nêu rõ lý do dẫn đến chính biến và những việc liên quan tới hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh làm khi bà còn sống, trong đó có cả việc giết đại thần diệt khẩu trong thời gian nhiếp chính.

  • B

    An hưởng tuổi già

  • C

    Luận tội xử phạt

  • D

    Đi tu

Hà Cường
Bình luận
vtcnews.vn