1. Vị tể tướng nào dưới thời kỳ nhà Hậu Lê từng phải chết oan vì tội mê tín?
- A
Trịnh Khá
- B
Lê Ngân
Lê Ngân là bậc khai quốc công thần từng giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh xâm lược. Năm 1437, ông được phong là Tể tướng. Con gái của ông là Lê Nhật Lệ cũng được sắc phong Huệ phi của vua Lê Thái Tông. Xét về thứ bậc gia đình, ông là bố vợ của vua. Tuy nhiên, đang ở đỉnh cao quyền lực, ông gặp họa lớn.
Tháng 11/1437, có người tố giác nhà Lê Ngân thường thờ phật Quan âm cốt để cầu cho con gái được vua yêu hơn. Vua Lê Thái Tông sai thái giám Đỗ Đại đem 50 võ sĩ đến nhà Lê Ngân lục soát, bắt được tượng và nhiều thứ vàng bạc, vải lụa.
Cuối cùng, ông bị ép uống thuốc độc tự tử ở nhà vào cuối tháng 12 năm 1437, con gái Huệ phi cũng bị giáng làm Tu dung (thấp nhất trong hàng ngũ vợ vua), tất cả gia sản bị tịch thu. - C
Lê Sát
- D
Lê Bạch
2. Vị tể tướng họ Lê bị chết oan này từng làm quan phục vụ mấy đời vua?
- A
5
- B
4
- C
3
- D
2
Năm 1428, năm Thuận Thiên thứ nhất, Lê Lợi lên ngôi vua, Lê Ngân được phong Suy trung Tán trị Hiệp mưu công thần, Nhập nội tư mã, tham dự triều chính.
Ngày 22/8/1433, vua Lê Thái Tổ băng hà. Hoàng tử Nguyên Long kế vị, mới 11 tuổi, tức vua Lê Thái Tông. Lê Ngân được phong làm chức Tư khấu, Đô tổng quản hành quân ở Bắc đạo, cùng với Đại Tư đồ Lê Sát phụ chính.
3. Vị khai quốc công thần của triều Nguyễn nào khi chết bị đời sau dâng sớ kể tội với vua?
- A
Lê Văn Duyệt
Tả Quận công Lê Văn Duyệt (1764–1832) là công thần trụ cột của nhà Nguyễn. Ông theo chúa Nguyễn Phúc Ánh từ năm 17 tuổi chinh chiến khắp nơi, lấy thành Bình Định, chiếm thành Phú Xuân, thu đất Bắc Hà về cho nhà Nguyễn.
Lê Văn Duyệt được liệt vào hàng ngũ khai quốc công thần của vương triều Nguyễn. Thế nhưng cuộc đời ông gặp một chuyện hy hữu liên quan đến người con nuôi là Lê Văn Khôi, trở thành một vụ án lớn mà lịch sử thường gọi là vụ án Lê Văn Duyệt.
Từ khi Lê Văn Khôi nổi loạn chiếm thành Phiên An (tức thành Gia Định) vào năm 1833, vua Minh Mạng đã trách Lê Văn Duyệt. Năm 1835, dù Lê Văn Duyệt đã chết nhưng sau khi triều đình dẹp xong cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi, Phan Bá Đạt dâng sớ kể tội Duyệt xin vua đưa người thân Lê Văn Duyệt về Hình bộ xét tội.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ” chép về tội án của Lê Văn Duyệt như sau: Duyệt vì lời nói và việc làm bội nghịch, có 7 tội đáng chém: 1- Sai người riêng của mình sang Diến Điện kết ngoại giao ngầm. 2- Xin đưa thuyền Anh Cát Lợi đến kinh thành để tỏ mình có quyền. 3- Xin giết Thị vệ Trần Văn Tình để khóa miệng người khác. 4- Dâng sớ chống lại mệnh vua. 5- Kết bè đảng. 6- Giấu riêng những giấy đóng sẵn ấn Ngự bảo. 7- Gọi mộ tiên nhân là “lăng”. - B
Lê Văn Tuấn
- C
Lê Quang Bích
- D
Lê Văn Hưu
4. Bậc khai quốc công thần của nhà Hậu Lê từng phải chết oan là ai?
- A
Nguyễn Trãi và Nguyễn Xí
- B
Nguyễn Xí và Nguyễn Cảnh Phục
- C
Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn
Sau khi đánh đuổi được quân Minh xâm lược, nhiều khai quốc công thần của nhà Hậu Lê như Lê Ngân, Lê Sát, Trịnh Khả, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn lần lượt bị kết tội dẫn tới những cái chết đau đớn, tranh cãi. Trong đó có những công thần phải chết oan.
Tiêu biểu là Nguyễn Trãi – người đã bị giết oan cả nhà trong vụ án “Lệ chi viên” được đánh giá là thảm khốc nhất lịch sử phong kiến Việt Nam và Trần Nguyên Hãn, người vừa là khai quốc công thần của nhà Lê, vừa là anh em họ với Nguyễn Trãi cũng bị khép tội mưu phản dẫn tới phải chết oan. - D
Trần Nguyễn Hãn và Lê Đích Bách
5. Viên quan khai quốc công thần nào của triều Nguyễn từng chết oan bởi một bài thơ?
- A
Nguyễn Văn Phúc
- B
Nguyễn Dụ Phúc
- C
Nguyễn Đình Kiện
- D
Nguyễn Văn Thành
Nguyễn Văn Thành là bậc khai quốc công thần của nhà Nguyễn, có công rất lớn trong việc giúp Nguyễn Ánh lên ngôi. Sau năm 1802, Nguyễn Văn Thành được phong làm tổng trấn Bắc thành. Ông cũng là người có công lớn trong việc soạn thảo nên bộ luật Gia Long của triều Nguyễn. Quyền uy là thế, nhưng cuối cùng Nguyễn Văn Thành lại phải đón nhận kết cục đau xót cho mình.
Năm 1815, con trai của ông đồng thời cũng là con rể của vua Gia Long là Nguyễn Văn Thuyên đã làm làm một bài thơ vịnh ngâm cho vui, chẳng ngờ một số gian thần dựa vào câu cuối để vu cho cha con Nguyễn Văn Thành có ý mưu phản. Cuối cùng, Nguyễn Văn Thành bị kết án buộc phải tự tử trong ngục, còn con trai Nguyễn Văn Thuyên cũng bị xử chém.
6. Nhân tài nào của nước ta từng bị kết tội “hóa hổ để giết vua”?
- A
Lê Văn Thịnh
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lê Văn Thịnh (1038-1096), người làng Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân trong gia đình nông dân, nhưng Lê Văn Thịnh lại là người rất ham học và thông minh.
Năm 1075 khi nhà Lý mở khoa thi nho học đầu tiên trong lịch sử, Lê Văn Thịnh tham gia và đỗ đầu. Ông trở thành bậc khai khoa trong lịch sử khoa bảng nước ta. Sau khi đỗ đạt ông ra làm quan, làm thầy dạy của vua Lý Nhân Tông.
Trải qua nhiều chức vụ, lập được nhiều công trạng, năm 1084 ông được giữ chức Thái sư – đấng đầu triều đình nhà Lý. Khi sự nghiệp đang lên cao, Lê Văn Thịnh bỗng gặp họa lớn. Năm 1085, ông bị vu “hóa hổ giết vua” trong vụ án Hồ Dâm Đàm (Hồ Tây). Sau vụ án, ông bị tước áo mũ, đày đi xa rồi chết trên đường trở về quê năm 1096. - B
Lê Thuần Hiếu
- C
Lê Bách Hỷ
- D
Lê Thọ Khang
Bình luận