1. Công chúa nào sinh ra dưới triều Lê lại được gả cho vua triều đại Tây Sơn?
- A
Ngọc Vạn
- B
An Tư
- C
Ngọc Hân
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27/4 năm Canh Dần (1770) là con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Mẹ là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc.
Năm Ngọc Hân lên 16 tuổi (1786), tướng nhà Tây Sơn - Nguyễn Huệ từ Phú Xuân kéo quân ra Bắc Hà “phù Lê, diệt Trịnh”, vua Hiển Tông liền gả Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Sau đó, công chúa Lê Ngọc Hân theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa. Tình yêu của vua Quang Trung và Ngọc Hân để lại nhiều giai thoại đẹp cho hậu thế.
Năm 1789, sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (đạt hiệu Quang Trung) đã phong Ngọc Hân làm Bắc cung hoàng hậu. - D
Huyền Trân
2. Bắc cung hoàng hậu sinh hạ cho vua Quang Trung mấy người con?
- A
2
Sử sách Việt Nam chép lại, Ngọc Hân công chúa là người phụ nữ vẹn toàn, xinh đẹp, thông minh, có tài nhưng lại đa truân.
Bà có với Nguyễn Huệ hai người con là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức.
Theo cuốn "Những bà vợ của vua Quang Trung" thì "Vua Quang Trung trọng văn tài, giao cho Ngọc Hân dạy dỗ các con cái và các cung nữ. Ngọc Hân giúp chồng nhiều việc quan trọng như khuyên giải Nguyễn Huệ chấm dứt xung đột với Nguyễn Nhạc.
Tuy là vị trí hoàng hậu nhưng con trai của bà không trở thành vua. Sau khi Quang Trung mất đã truyền ngôi con trai là Quang Toản (con trai vua Quang Trung và hoàng hậu Bùi Thị Nhạn, người Bình Định) nối ngôi lúc mới 10 tuổi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. - B
3
- C
4
- D
5
3. Bắc cung hoàng hậu gả em gái ruột cho vua Cảnh Thịnh (con trai vua Quang Trung). Em gái của bà tên gì?
- A
Ngọc Khoa
- B
Ngọc Vạn
- C
Ngọc Hoa
- D
Ngọc Bình
Năm 1792, Nguyễn Huệ đột ngột qua đời, con trai là Quang Toản (con trai Quang Trung và hoàng hậu Bùi Thị Nhạn, người Bình Định) nối ngôi lúc mới 10 tuổi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Đến năm 1795, thái hậu Lê Ngọc Hân làm mối công chúa Ngọc Bình cho Quang Toản, công chúa trở thành chính cung hoàng hậu nhà Tây Sơn khi vừa tròn 12 tuổi.
Cuộc hôn nhân giữa công chúa Ngọc Bình và hoàng đế Cảnh Thịnh đã đặt Ngọc Hân - Nguyễn Huệ; Ngọc Bình - Cảnh Thịnh vào mối quan hệ phức tạp. Ngọc Hân và Ngọc Bình vừa là chị em lại vừa là mẹ chồng nàng dâu. Vua Quang Trung với vua Cảnh Thịnh vừa là cha con vừa là anh em cọc chèo mà nhạc phụ của họ là hoàng đế Lê Hiển Tông.
4. Sau khi vua Quang Trung qua đời, Bắc cung hoàng hậu chịu nỗi oan khuất gì?
- A
Giết chồng
Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột băng hà. Cái chết của vua khiến bà suy sụp. Bà đã dồn hết tình cảm của mình làm bài Ai tư vãn bằng quốc âm (164 câu song thất lục bát) để khóc chồng, lời lẽ lâm ly bi thiết.
Tuy nhiên, do sử sách nhà Tây Sơn bị thất lạc trong chiến tranh nên có nhiều tranh cãi nổ ra về cái chết của vua Quang Trung do Ngọc Hân đầu độc.
Trong sách “Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân ở Huế” chép, Ngọc Hân công chúa phải chịu 2 nỗi oan: Một là, bỏ thuốc độc giết vua Quang Trung vì ghen tuông. Hai là, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, làm thất thân của vua Gia Long. Những nỗi hàm oan này khiến bà tổn hại thanh danh ít nhiều và hậu thế tốn không ít giấy mực.
Ở nỗi oan thứ nhất, động cơ để Lê Ngọc Hân giết chồng bắt nguồn từ việc hoàng đế Càn Long (Trung Quốc) hứa gả con gái cho Quang Trung và trong một phút bồng bột vì quá ghen, Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc vào rượu cho vua uống.
Nỗi oan thứ hai, Ngọc Hân bị gán cho danh lấy hai chồng là vua Quang Trung, Gia Long. Tuy nhiên việc này đã được minh oan, người lấy vua Gia Long là Lê Ngọc Bình - em gái ruột Ngọc Hân. - B
Giết con
- C
Giết cha
- D
Giết em
5. Nỗi oan của Bắc cung hoàng hậu được hậu thế hoá giải, chứng minh thế nào?
- A
Vua lâm bệnh chết
Sau hơn 1,5 thế kỷ từ khi vua Quang Trung mất, đến năm 1961, các nhà khoa học, sử gia đưa ra minh chứng, tài liệu giải hàm oan cho Ngọc Hân công chúa. Các nhà sử học đã khẳng định vua Quang Trung chết vì “huyễn vận” (bệnh cao huyết áp) chứ không phải do đầu độc.
- B
Cung nữ đầu độc
- C
Phi tần đầu độc
- D
Vua bị ép tự tử
6. Mắc phải nỗi oan lớn, Bắc cung hoàng hậu bị xử trí thế nào?
- A
Treo cổ tự tử
- B
Đi đày
- C
Lui về ở ẩn
Sau khi vua Quang Trung qua đời, bà Lê Ngọc Hân cùng hai người con rời khỏi hoàng cung về sống trong chùa Kim Tiền (Huế) với danh nghĩa thờ chồng nuôi con.
Bảy năm sau khi chồng mất, ngày 8/11/1799, bà Ngọc Hân qua đời khi mới 29 tuổi. Công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức sau đó cũng mất sớm.
Ban đầu, cả ba mẹ con được táng tại lăng Đan Dương. Sau đó, bà Nguyễn Thị Huyền - mẹ của Ngọc Hân nhờ Đô đốc Hài, triều Cảnh Thịnh dời các mộ huyệt này về làng Nành (nay là Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội). - D
Phế làm thứ dân
Bình luận