Trong những năm gần đây, nhồi máu cơ tim cấp là căn bệnh thường gặp, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của nhiều người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi.
Do bệnh khởi phát và diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong cao trong giai đoạn đầu, thậm chí một nửa số bệnh nhân tử vong khi đang trên đường đến bệnh viện, nên căn bệnh này trở nên rất đáng sợ.
Nhiều người do không hiểu rõ các triệu chứng của nhồi máu cơ tim mà bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất. Vì vậy, cần tìm hiểu và đi khám chữa kịp thời.
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim:
1. Cơn đau ngực
Ở giai đoạn đầu, cơn đau sẽ xuất hiện, vị trí giống như đau thắt ngực nhưng dữ dội hơn, thường có biểu hiện như cảm thấy vùng sau xương ức bị bóp nghẹt, đè nén, không thể thở nổi, kèm theo triệu chứng bồn chồn, đứng ngồi không yên.
Với một số bệnh nhân, cơn đau ngực này sẽ kéo dài trong vài ngày, khi dùng thuốc thì thuyên giảm nhưng sau đó lại tái phát.
2. Suy tim và sốc
Đây là một trong những biểu hiện thường gặp của nhồi máu cơ tim, có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đồng thời, sốc nhồi máu cơ tim sẽ khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn, xanh xao, tụt huyết áp, thậm chí có thể ngất xỉu.
Nếu bị suy tim, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như khó thở và phù phổi cấp. Suy tim và sốc thường xảy ra ba ngày trước khi bị nhồi máu cơ tim.
3. Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim do nhồi máu cơ tim là hiện tượng phổ biến nhất và có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp nặng. Nếu là nhồi máu cơ tim vùng thành trước thì chủ yếu là rối loạn nhịp thất, còn nếu là nhồi máu cơ tim vùng thành dưới thì chủ yếu là buồng nhĩ thất.
Nếu thấy tim thường xuyên đập sớm hơn bình thường hoặc có triệu chứng rung nhĩ, thì nên cảnh giác với bệnh suy tim cấp và cũng cần chú ý đến bệnh nhồi máu cơ tim.
4. Các triệu chứng về tiêu hóa
Ở giai đoạn đầu của bệnh nhồi máu cơ tim sẽ có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, tiêu chảy...
Đặc biệt, ở những bệnh nhân lớn tuổi thì các triệu chứng về đường tiêu hóa này càng rõ ràng. Do đó, nếu vùng bụng không bị căng tức mà thấy buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy lặp đi lặp lại thì cần cảnh giác với bệnh nhồi máu cơ tim.
5. Một số triệu chứng khác
Nếu xuất hiện các triệu chứng khác như sốt, tăng hồng cầu, nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức khoảng 37 ~ 38 ℃ với thời gian kéo dài hơn một tuần thì nên cảnh giác với bệnh nhồi máu cơ tim. Do trước khi bị nhồi máu cơ tim, các tế bào bạch cầu tăng lên có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng sốt nhẹ.
Nhìn chung, khi có các dấu hiệu kể trên cần đi thăm khám và có các biện pháp xử lý kịp thời, như vậy mới có thể tận dụng được thời gian điều trị tốt nhất, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, cũng cần đi thăm khám tim định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khỏe của tim. Đặc biệt, với những người bị bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tăng đường huyết, mỡ máu nên thường xuyên kiểm tra để nắm được các chỉ số và bệnh lý, từ đó tránh được bệnh đột ngột phát tác gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bình luận