Bệnh viêm đại tràng có diễn biến chậm và mức độ bệnh khác nhau, triệu chứng chủ yếu là đau bụng, tiêu chảy, phân lẫn máu và mủ, phân nhầy. Bệnh viêm đại tràng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mất cân bằng điện giải, thậm chí gây thủng đại tràng.
Vậy biểu hiện của bệnh viêm đại tràng là gì? Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe khi bị viêm đại tràng?
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng khởi phát chậm, ban đầu phân nhầy hoặc có máu, trường hợp nhẹ sẽ đi đại tiện 3 - 4 lần/ngày, trường hợp nặng có thể đi đại tiện 10 lần/ngày, hoặc bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ.
Bệnh ở mức độ nhẹ thường không đau bụng hoặc chỉ khó chịu ở bụng, nhưng khi ở mức độ nặng hơn sẽ đau ở bụng dưới hoặc vùng bên trái bụng dưới.
Cũng có một số người bị táo bón khi viêm đại tràng, cứ 4-5 ngày lại đi đại tiện một lần, phân như phân dê, đồng thời kèm theo các triệu chứng như mất ngủ, hay mộng mị, sợ lạnh, sút cân và suy nhược cơ thể.
Chăm sóc sức khỏe thế nào khi bị viêm đại tràng?
1. Chú ý nghỉ ngơi
Nếu bị viêm đại tràng, cần chú ý nghỉ ngơi để giảm bớt gánh nặng về thể chất và tinh thần. Khi tình trạng bệnh được cải thiện, hãy từ từ tăng lượng hoạt động và tránh lao động nặng.
Ngoài ra, cần bổ sung nước và chất điện giải thích hợp. Phương pháp nuôi ăn tĩnh mạch (là phương pháp đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch, thay thế quá trình ăn uống và tiêu hóa thông thường) có thể được sử dụng cho những người bị bệnh tiêu chảy nặng hoặc suy dinh dưỡng.
2. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Trong thời gian bị tiêu chảy, cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, giảm ăn thực phẩm nhiều chất xơ, càng ít ăn cần tây và tỏi tây càng tốt. Có thể áp dụng chế độ ăn ít chất xơ để giảm tổn thương niêm mạc đại tràng do hàm lượng chất xơ trong thực phẩm cao.
Tiêu chảy kéo dài và có máu trong phân, cộng với chế độ ăn quá ít hoặc cơ thể suy dinh dưỡng có thể gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu các chất dinh dưỡng khác, cần phải bổ sung hợp lý.
Hầu hết các loại thuốc chữa viêm đại tràng đều được dùng theo viên uống hoặc thuốc tiêm. Ngoài ra, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, cũng có thể sử dụng các vị thuốc đông y dưỡng huyết, bổ thận, dưỡng tỳ vị để tăng cường thể lực. Bên cạnh đó, người bị tiêu chảy lâu ngày nên bổ sung các nguyên tố vi lượng như canxi, magie, kẽm.
3. Tập thể dục
Kiên trì tập bài tập nâng mông, thư giãn toàn bộ cơ thể, loại bỏ mọi suy nghĩ phân tâm, đặt người ở tư thế nằm, nhắm mắt và hít thở sâu, sau đó thực hiện nâng mông 30 lần, hít vào khi nâng mông lên và thở ra khi đặt mông xuống.
Sau khi tập xong nên xoa bóp vùng bụng 200 cái, trước khi xoa bụng cần đi vệ sinh để loại bỏ sạch chất thải trong bụng.
Ngoài ra, chế độ ăn uống nên tuân theo nguyên tắc dễ tiêu, ít tính kích thích, giàu dinh dưỡng, nên chia ăn nhiều bữa với số lượng ít, đồng thời bổ sung nước hợp lý.
Giai đoạn đầu của bệnh viêm đại tràng là giai đoạn ruột bị xung huyết và phù nề cấp tính, lúc này ruột nhu động mạnh hoặc co thắt, chức năng tiêu hóa và hấp thu còn yếu, vì vậy nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng như tinh bột củ sen, mì nhũn, cháo...
Nếu bị tiêu chảy nặng hoặc đổ nhiều mồ hôi, nên uống thêm nước muối loãng hoặc nước hoa quả để bổ sung lượng nước, chất điện giải và vitamin còn thiếu trong cơ thể. Tránh ăn nhiều mỡ, đồ chiên rán, thịt sống, thực phẩm thô cứng, nên ăn các loại đồ ăn nhẹ, mềm và ấm.
Bình luận