(VTC News) - Trung Quốc lâu nay luôn hô hào về ‘sự trỗi dậy hòa bình’, thế nhưng, trên một số tờ báo và trang mạng xã hội nước này luôn có những phát ngôn hiếu chiến về Biển Đông.
Trang mạng Nhà tham khảo của Trung Quốc hồi tháng 3 năm nay cho rằng, “Trung Quốc đang phải đối phó với dã tâm xâm chiếm Nam Hải (Biển Đông) từ phía Việt Nam và Philippines”.
Trang mạng này dành hẳn loạt bài dài kỳ để nói về ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc ở Biển Đông. Bằng luận điệu ngông cuồng, tác giả bài viết nói: “Lịch sử đã chứng minh, mỗi khi bị động chạm lợi ích cốt lõi, Trung Quốc không ngại động tới binh đao”.
Vài ngày sau, một trang mạng của Hồng Công nhận định, Việt Nam đang cho thấy sự lớn mạnh từng ngày với việc được nhiều nước ủng hộ trong lập trường ở Biển Đông, thế nhưng, “nếu Trung Quốc cần dạy cho Việt Nam một bài học, thì vẫn có nhiều cách để làm được”.
Tiếp tục hô hào chủ nghĩa dân tộc cực đoan, trang mạng của Hồng Công viết: “Nhiều nước đang tỏ rõ lập trường ủng hộ Việt Nam, và tiềm lực quân sự của Việt Nam khá đáng nể, nước này có lẽ còn nhiều quân bài chiến lược đang được ém kỹ. Trận chiến giữa chúng ta và Việt Nam rất khó đoán, nhưng không đánh không được”.
Hồi tháng 4, Hoàn Cầu thời báo có bài viết mang tựa đề: “Tàu đổ bộ hải quân lần đầu tập luyện thành công ở Nam Hải” với nội dung khoe mẽ sức mạnh.
Tác giả bài viết thậm chí còn huênh hoang: Việt Nam, Philippines đừng đánh giá thấp dũng khí và năng lực của Trung Quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Nhật, kháng Mỹ viện Triều, tự vệ chống Ấn Độ xâm lược, Trung Quốc đều giành phần thắng.
Tác giả bài báo, không rõ là hồn nhiên hay thiếu kiến thức lịch sử, liên tục cáo buộc những nước kể trên đã ‘tìm cách bắt nạt Trung Quốc nhưng bất thành’.
Trong diễn biến mới nhất, tờ Tin tức tài chính của Trung Quốc hô hào: Trung Quốc cần đi trước một bước ở Nam Hải. Bài báo vu cáo cho Việt Nam, Philippines đang “bộc lộ dã tâm nuốt trọn Biển Đông”, đe dọa “các nước không chịu thừa nhận chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc sẽ phải trả giá”.
Với việc thành lập trái phép thành phố Tam Sa, tờ Tin tức tài chính mạnh miệng tuyên bố: Quân đội Trung Quốc sẽ không ngần ngại ra tay nếu các nước khác thiếu tôn trọng chủ quyền lãnh thổ ở quanh khu vực Tam Sa (bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam).
Báo chí Trung Quốc còn quy chụp, bóp méo việc Việt Nam, Philippines muốn giải quyết tranh chấp Biển Đông theo Công ước quốc tế về luật biển (ULCOS) rằng: “Những nước như Việt Nam, Philippines đang làm phức tạp tình hình Nam Hải, lôi kéo Mỹ và các nước khác xâm chiếm lãnh hải Trung Quốc”.
Trên trang mạng xã hội Youtube, tìm kiếm cụm từ South China Sea (Biển Đông), xuất hiện không ít clip được cắt ra từ các chương trình thời sự đài truyền hình Trung ương, địa phương ở Trung Quốc. Nội dung chủ yếu những clip này ca ngợi “Trung Quốc luôn hành xử thiện chí, hòa bình ở Nam Hải” và quy chụp sự “hiếu chiến, manh động” cho các nước khác.
Trong nhiều clip, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ Trung Quốc ở Philippines đều lặp đi lặp lại luận điệu: Trung Quốc ủng hộ hợp tác khai thác ở Biển Đông, nhưng đàm phán tranh chấp thì phải là đàm phán song phương.
Một số ít clip mang tính kích động thì rêu rao việc Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam, xua đuổi ngư dân Philippines ở Scarborough như là hành động "bảo vệ chủ quyền".
Trao đổi với VTC News về vấn đề này, Tiến sĩ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, cho biết: “Luận điệu kích động, hiếu chiến ở báo chí, trang mạng xã hội Trung Quốc thường xuất hiện sau khi có những vụ tranh chấp ở Biển Đông. Nội dung những bài viết thường là bóp méo, xuyên tạc sự thật và trắng trợn phủ nhận sự thực rằng Trung Quốc mới là nước thường xuyên đi gây hấn với khắp những nước có chung đường biên giới”.
Trong khi đó, Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an, cho biết, người dân Trung Quốc đang bị báo chí của chính nước này đầu độc.
“Hằng ngày, họ đều được nghe, được đọc những luận điệu tuyên truyền sai sự thật, trong khi ít được tiếp xúc nguồn tin khác. Thế thì khó tránh khỏi việc họ không biết rằng, lâu nay Việt Nam mới là quốc gia luôn hành xử theo đúng luật biển được Liên Hiệp Quốc công nhận. Chúng ta là người tôn trọng luật pháp, thông lệ quốc tế, nhưng ít người Trung Quốc biết sự thật đó”.
Trang mạng Nhà tham khảo của Trung Quốc hồi tháng 3 năm nay cho rằng, “Trung Quốc đang phải đối phó với dã tâm xâm chiếm Nam Hải (Biển Đông) từ phía Việt Nam và Philippines”.
Trang mạng này dành hẳn loạt bài dài kỳ để nói về ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc ở Biển Đông. Bằng luận điệu ngông cuồng, tác giả bài viết nói: “Lịch sử đã chứng minh, mỗi khi bị động chạm lợi ích cốt lõi, Trung Quốc không ngại động tới binh đao”.
Trung Quốc luôn cho thấy sự hiếu chiến trong cách hành xử ở Biển Đông |
Vài ngày sau, một trang mạng của Hồng Công nhận định, Việt Nam đang cho thấy sự lớn mạnh từng ngày với việc được nhiều nước ủng hộ trong lập trường ở Biển Đông, thế nhưng, “nếu Trung Quốc cần dạy cho Việt Nam một bài học, thì vẫn có nhiều cách để làm được”.
Tiếp tục hô hào chủ nghĩa dân tộc cực đoan, trang mạng của Hồng Công viết: “Nhiều nước đang tỏ rõ lập trường ủng hộ Việt Nam, và tiềm lực quân sự của Việt Nam khá đáng nể, nước này có lẽ còn nhiều quân bài chiến lược đang được ém kỹ. Trận chiến giữa chúng ta và Việt Nam rất khó đoán, nhưng không đánh không được”.
Hồi tháng 4, Hoàn Cầu thời báo có bài viết mang tựa đề: “Tàu đổ bộ hải quân lần đầu tập luyện thành công ở Nam Hải” với nội dung khoe mẽ sức mạnh.
Tác giả bài viết thậm chí còn huênh hoang: Việt Nam, Philippines đừng đánh giá thấp dũng khí và năng lực của Trung Quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Nhật, kháng Mỹ viện Triều, tự vệ chống Ấn Độ xâm lược, Trung Quốc đều giành phần thắng.
Các trang mạng Trung Quốc đua nhau khoe khoang sức mạnh hải quân |
Tác giả bài báo, không rõ là hồn nhiên hay thiếu kiến thức lịch sử, liên tục cáo buộc những nước kể trên đã ‘tìm cách bắt nạt Trung Quốc nhưng bất thành’.
Trong diễn biến mới nhất, tờ Tin tức tài chính của Trung Quốc hô hào: Trung Quốc cần đi trước một bước ở Nam Hải. Bài báo vu cáo cho Việt Nam, Philippines đang “bộc lộ dã tâm nuốt trọn Biển Đông”, đe dọa “các nước không chịu thừa nhận chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc sẽ phải trả giá”.
Với việc thành lập trái phép thành phố Tam Sa, tờ Tin tức tài chính mạnh miệng tuyên bố: Quân đội Trung Quốc sẽ không ngần ngại ra tay nếu các nước khác thiếu tôn trọng chủ quyền lãnh thổ ở quanh khu vực Tam Sa (bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam).
Báo chí Trung Quốc còn quy chụp, bóp méo việc Việt Nam, Philippines muốn giải quyết tranh chấp Biển Đông theo Công ước quốc tế về luật biển (ULCOS) rằng: “Những nước như Việt Nam, Philippines đang làm phức tạp tình hình Nam Hải, lôi kéo Mỹ và các nước khác xâm chiếm lãnh hải Trung Quốc”.
Nhiều học giả Trung Quốc gần đây nói, nước này nên từ bỏ 'ngoại giao pháo hạm' |
Trên trang mạng xã hội Youtube, tìm kiếm cụm từ South China Sea (Biển Đông), xuất hiện không ít clip được cắt ra từ các chương trình thời sự đài truyền hình Trung ương, địa phương ở Trung Quốc. Nội dung chủ yếu những clip này ca ngợi “Trung Quốc luôn hành xử thiện chí, hòa bình ở Nam Hải” và quy chụp sự “hiếu chiến, manh động” cho các nước khác.
Trong nhiều clip, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ Trung Quốc ở Philippines đều lặp đi lặp lại luận điệu: Trung Quốc ủng hộ hợp tác khai thác ở Biển Đông, nhưng đàm phán tranh chấp thì phải là đàm phán song phương.
Một số ít clip mang tính kích động thì rêu rao việc Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam, xua đuổi ngư dân Philippines ở Scarborough như là hành động "bảo vệ chủ quyền".
Trao đổi với VTC News về vấn đề này, Tiến sĩ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, cho biết: “Luận điệu kích động, hiếu chiến ở báo chí, trang mạng xã hội Trung Quốc thường xuất hiện sau khi có những vụ tranh chấp ở Biển Đông. Nội dung những bài viết thường là bóp méo, xuyên tạc sự thật và trắng trợn phủ nhận sự thực rằng Trung Quốc mới là nước thường xuyên đi gây hấn với khắp những nước có chung đường biên giới”.
Trong khi đó, Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an, cho biết, người dân Trung Quốc đang bị báo chí của chính nước này đầu độc.
“Hằng ngày, họ đều được nghe, được đọc những luận điệu tuyên truyền sai sự thật, trong khi ít được tiếp xúc nguồn tin khác. Thế thì khó tránh khỏi việc họ không biết rằng, lâu nay Việt Nam mới là quốc gia luôn hành xử theo đúng luật biển được Liên Hiệp Quốc công nhận. Chúng ta là người tôn trọng luật pháp, thông lệ quốc tế, nhưng ít người Trung Quốc biết sự thật đó”.
Văn Việt
Bình luận