Trên thế giới, ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là ở các nước phát triển. Sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây ra những bất thường trong việc chuyển hóa, mạch máu, thần kinh và miễn dịch. Khi lượng đường trong máu mất kiểm soát, các cơ quan có thể bị tổn thương là tim, thận, hệ thần kinh, mắt và da.
3 biểu hiện bất thường trên da cho thấy sự mất kiểm soát lượng đường trong máu
1. Da bị ngứa
Ngứa là một trong những triệu chứng ban đầu của các tổn thương trên da. Ở giai đoạn đầu, người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị ngứa da toàn thân, cảm giác khó chịu, bứt rứt. Triệu chứng này thậm chí vẫn xuất hiện dù da không bị khô nẻ. Ngoài ra, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị ngứa âm đạo.
2. Đốm da ở xương chày
Triệu chứng này xuất hiện phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi. Biểu hiện là các đốm, khoảng tăng sắc tố màu đỏ sẫm ở chi dưới, về sau nổi vảy bong tróc trên bề mặt da, rồi tự lành dần, nhưng tái phát nhiều lần.
3. Dễ đổ mồ hôi
Dù không phải làm việc nặng nhọc hay không ở dưới thời tiết quá nóng vẫn đổ mồ hôi, nhưng một số bệnh nhân tiểu đường vẫn đổ mồ hôi, nguyên nhân có thể là vì các tổn thương trên da.
Bệnh tiểu đường gây rối loạn chức năng thần kinh do rối loạn chuyển hóa glucose, dẫn đến hưng phấn thần kinh giao cảm và tuyến mồ hôi tiết ra bất thường. Trong trường hợp này, người bệnh rất dễ để đổ mồ hôi.
3 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
1. Uống rượu bia
Rượu bia chứa rất nhiều calo, khi uống vào sẽ chuyển hóa thành đường huyết trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Ngoài ra, rượu bia cần chuyển hóa ở gan, gây cản trở quá trình tổng hợp glycogen ở gan, làm lượng đường trong máu giảm chậm.
2. Tâm trạng giận dữ
Xã hội hiện đại với nhiều áp lực khiến tâm trạng của con người dễ dàng thay đổi, thậm chí nhiều người còn rất dễ nổi nóng. Tuy nhiên cần biết, việc thay đổi cảm xúc có thể gây ra những bất thường về nội tiết, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
3. Thức khuya
Ngày nay, nhiều người thích thức khuya vì công việc và những lý do khác. Song thức khuya rất có hại cho sức khỏe, dễ khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết. Tiểu đường là một bệnh về nội tiết và chuyển hóa. Do đó, khi cơ thể bị rối loạn nội tiết thì khả năng mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng cao.
Làm 2 việc này mỗi ngày có thể giúp giảm lượng đường trong máu
1. Tập thể dục đúng cách
Đối với bệnh nhân tiểu đường, tập thể dục là cách tốt để giảm lượng đường trong máu. Tập thể dục thường xuyên không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể mà còn giúp cải thiện khả năng miễn dịch. Tập thể dục cũng đẩy nhanh quá trình tiêu hao mỡ thừa và calo trong cơ thể, giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
2. Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt
Nếu hàng ngày, bệnh nhân tiểu đường dùng các món ăn quá mềm nhuyễn, thức ăn sẽ được hấp thụ nhanh chóng, dễ dẫn đến tăng nhanh đường huyết. Vì vậy, người mắc bệnh này nên ăn thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày.
Chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt giúp trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu, đặc biệt là sau bữa ăn. Chất xơ là chất khó hấp thụ, sau khi vào dạ dày của cơ thể, nó có thể giúp ức chế tốc độ hấp thụ của glucose, từ đó giúp trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu.
Bình luận