Bạn có biết, cơ thể đang "gửi" những tín hiệu cảnh báo lượng đường trong máu cao hơn bình thường mà bạn vô tình không nhận ra?
Khi mức đường huyết của bạn cao hơn bình thường, nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường, đây là tình trạng được gọi là tiền tiểu đường.
Vậy tại sao tiền tiểu đường là một vấn đề lớn? Điều này là do 75% những người bị tiền tiểu đường cuối cùng phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 - mặc dù tiền tiểu đường hoàn toàn có thể hồi phục.
Thống kê cho thấy, hơn 88 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ sống chung với bệnh tiền tiểu đường - và 90% trong số họ không biết mình mắc bệnh này. Có thể họ đã bỏ qua các triệu chứng như những vấn đề nhỏ về sức khỏe - đôi khi kéo dài hàng tháng và thậm chí hàng năm.
Tuy nhiên, bệnh tiểu đường chỉ là bệnh nhỏ, và việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa việc sống một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài với các vấn đề sức khỏe như tổn thương thần kinh, bệnh thận, bệnh tim, đột quỵ và mù lòa.
Dưới đây là 12 triệu chứng tiền tiểu đường hàng đầu bạn không nên bỏ qua để đảo ngược tình trạng tiền tiểu đường.
1. Thận yếu
Những người bị tiền tiểu đường thường không được phát hiện mắc bệnh thận mãn tính. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu lớn cho thấy, hơn 1/3 số người bị tiền tiểu đường được phát hiện có các triệu chứng của bệnh thận.
Ngoài ra, giai đoạn suy thận độ 3 hoặc độ 4 giống như người mắc bệnh tiểu đường. (Giai đoạn 5 là tồi tệ nhất - đó là khi người bệnh cần chạy thận hoặc ghép thận).
2. Mắt mờ
Tiền tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mất thị lực (bệnh võng mạc). Điều này là do lượng đường trong máu cao khiến cho thủy tinh thể của mắt sưng lên và làm giảm khả năng tập trung.
Tuy nhiên, hiện tượng mờ mắt sẽ biến mất khi bạn đưa lượng đường trong máu trở lại mức tối ưu. Triệu chứng này thường liên quan đến tiền tiểu đường sau khi được chẩn đoán.
3. Xuất hiện vùng da tối màu
Một số người bị kháng insulin và tiền tiểu đường có thể mắc bệnh gai đen (acanthosis nigricans) - một vùng da sẫm màu hoặc màu nâu ở sau cổ, nách, bẹn hoặc những nơi khác. Da trên mí mắt, cổ, nách và bẹn là một triệu chứng khác của lượng đường trong máu cao.
4. Đau nhức khớp
Những người bị tiền tiểu đường thường có trọng lượng cơ thể dư thừa, gây thêm gánh nặng cho các khớp, đặc biệt là ở phần dưới và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp.
Một báo cáo gần đây của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) cho biết, 32% người lớn bị tiền tiểu đường cũng bị viêm khớp.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, “khoảng một nửa số người trưởng thành mắc cả tiền tiểu đường và viêm khớp thường không hoạt động thể chất hoặc bị béo phì, làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2”.
5. Các vấn đề về tiêu hóa
Các nhà nghiên cứu quan sát thấy tần suất đầy hơi, chướng bụng, no nhanh, buồn nôn, ợ chua và táo bón cao hơn ở những người bị tiền tiểu đường.
Điều này có thể là do tổn thương dây thần kinh phế vị, lượng đường trong máu cao gây ra những thay đổi hóa học đối với dây thần kinh theo thời gian. Dây thần kinh phế vị điều chỉnh tốc độ làm rỗng dạ dày và khi nó bị tổn thương, thức ăn sẽ ở trong dạ dày lâu hơn bình thường. Đây là một tình trạng gọi là chứng liệt dạ dày.
Nếu các vấn đề về tiêu hóa vẫn tiếp diễn hoặc không thể giải thích do thói quen ăn uống và các tình trạng khác, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chuẩn đoán có phải tiền tiểu đường hay không.
6. Tê bì chân tay
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tiền tiểu đường có thể làm hỏng các sợi thần kinh và gây suy giảm chức năng thần kinh mà không có sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2.
Dường như có mối quan hệ hai chiều giữa rối loạn dung nạp glucose và bệnh thần kinh: Một tỷ lệ đáng kể những người mắc bệnh thần kinh ngoại biên vô căn và những người bị tiền tiểu đường có bệnh lý thần kinh ngoại vi bị tiền tiểu đường.
7. Đi tiểu thường xuyên, khát nước quá mức
Khi cơ thể dư thừa glucose, thận không thể hấp thụ tất cả lượng đường trong máu và đưa nó trở lại mạch máu của bạn. Kết quả là, đường thoát khỏi cơ thể qua nước tiểu và điều này khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn. Do đó, cơ thể mất nước nhiều hơn và điều này khiến bạn hay khát nước, thậm chí là khát nước quá mức.
Mặc dù người uống cà phê và trà có thể đi tiểu thường xuyên do tiêu thụ nhiều caffeine, nhưng nếu bạn không dùng các chất kích thích này mà đi tiểu thường xuyên, rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiền tiểu đường.
8. Hay đói và tăng cân
Lượng đường trong máu cao liên tục khiến bạn khó thực hiện một việc thực sự có thể giúp cải thiện tình trạng tiền tiểu đường, đó là giảm cân. Rất khó để các tế bào kháng insulin lấy glucose từ máu, vì vậy lượng đường sẽ tăng lên.
Kháng insulin cũng khiến bạn hay đói hơn, do đó bạn ăn nhiều hơn. Lượng đường trong máu bổ sung làm cho tuyến tụy tiết ra nhiều insulin, nhưng nhiều insulin hơn sẽ khuyến khích cơ thể bạn lưu trữ thêm đường dưới dạng chất béo.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, những người tiền tiểu đường thường thích hoạt động buổi tối, đi ngủ muộn và ngủ không đủ giấc sẽ khiến cân nặng tăng lên. Chỉ cần giảm từ 5 đến 10% tổng trọng lượng cơ thể là có thể giảm đáng kể lượng đường trong máu.
9. Tâm trạng bất thường
Mức đường huyết khỏe mạnh là sự cần thiết cho tinh thần khỏe mạnh. Khi lượng đường huyết trong não cao hơn bình thường, lượng đường dư thừa sẽ khiến người bệnh lo lắng, cáu gắt, tức giận và khó tập trung.
Khi căng thẳng gia tăng, insulin trở nên khó hoạt động bình thường và lượng đường trong máu tăng lên. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu trở lại mức bình thường, các triệu chứng này thường được giải quyết.
10. Vết thương lâu lành lại
Bệnh tiền tiểu đường có thể làm vết thương chậm lành hơn. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng lớp niêm mạc của các mạch máu nhỏ và làm lưu thông kém. Do đó, các vết bầm và vết xước nhỏ có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường để lành lại.
11. Mệt mỏi vô cớ
Những người tiền tiểu đường do bị kháng insulin sẽ khiến cơ thể không có khả năng chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng một cách hiệu quả.
Kết quả là khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi không giải thích được. Những người bị tiền tiểu đường có thể cảm thấy kiệt sức ngay cả khi họ không gắng sức.
12. Đường huyết cao hơn bình thường
Tiền tiểu đường được đặc trưng bởi mức đường huyết cao hơn bình thường. Điều này có nghĩa là mức đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 100 - 125 mg/dl và mức huyết sắc tố A1C là từ 5,7 - 6,4%. Tiền đái tháo đường còn được gọi là rối loạn dung nạp glucose, hoặc rối loạn đường huyết lúc đói.
Bạn có gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này không? Nếu xuất hiện một hoặc nhiều trong các triệu chứng trên bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để đảm bảo được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Bình luận