Cuối tháng 5-2012, trinh sát Đội 3 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường - CATP Hà Nội phát hiện Nguyễn Bá Trọng (SN 1982), ở xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, thường xuyên mua lợn ốm, chết do mắc bệnh tai xanh về bán kiếm lời.
Một trong những người chuyên mua lợn của chủ cơ sở này là Nguyễn Văn Hải (SN 1988), ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín.
Lợn chết mua về sẽ được Hải bóc tách lấy xương sườn, xương cục, chân giò… đem bán lẻ tại các chợ trên địa bàn.
Một trong những người chuyên mua lợn của chủ cơ sở này là Nguyễn Văn Hải (SN 1988), ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín.
Lợn chết mua về sẽ được Hải bóc tách lấy xương sườn, xương cục, chân giò… đem bán lẻ tại các chợ trên địa bàn.
Đặc sản mắm tép chưng thịt có nguồn gốc từ thịt lợn chết. |
Riêng thịt nạc, anh này bán cho một cơ sở chế biến thực phẩm trên đường Nguyễn Khoái, do ông Đào Quang Bình, trú ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng làm chủ, với số lượng khoảng 200kg/ngày.
Số thịt đó sẽ được cơ sở sao tẩm làm ruốc, chế biến thành thịt chưng mắm tép bán ra thị trường.
Liên quan đến vụ việc này, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 25,8 triệu đồng, đối với ông Nguyễn Bá Trọng về hành vi: kinh doanh không giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, kinh doanh hàng hóa bị cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi; phạt Nguyễn Văn Hải 25 triệu đồng về hành vi kinh doanh, buôn bán lợn mắc bệnh tai xanh.
Về hành vi “biến” lợn tai xanh thành “đặc sản”, sau một thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ, xét thấy không đủ căn cứ xử lý hình sự với chủ cơ sở, cơ quan công an đã chuyển hồ sơ vụ việc sang Chi cục QLTT Hà Nội để xử phạt theo thẩm quyền.
Đầu tháng 9-2012, Chi cục QLTT Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Đào Quang Bình, tổng số tiền 14 triệu đồng, về các hành vi: sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ nguồn gốc động vật chưa qua kiểm dịch; sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chất phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; không thực hiện việc công bố tiêu chuẩn VSATTP.
Lực lượng chức năng đồng thời tịch thu, tiêu hủy hơn 1 tấn ruốc, mắm tép không đảm bảo chất lượng tại cơ sở này.
“Do thịt đã được chế biến chín, quá trình gửi mẫu đi phân tích, cơ quan chức năng không thể “quét” được virus gây bệnh tai xanh ở lợn” - đại diện Đội 3 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho hay.
Số thịt đó sẽ được cơ sở sao tẩm làm ruốc, chế biến thành thịt chưng mắm tép bán ra thị trường.
Liên quan đến vụ việc này, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 25,8 triệu đồng, đối với ông Nguyễn Bá Trọng về hành vi: kinh doanh không giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, kinh doanh hàng hóa bị cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi; phạt Nguyễn Văn Hải 25 triệu đồng về hành vi kinh doanh, buôn bán lợn mắc bệnh tai xanh.
Về hành vi “biến” lợn tai xanh thành “đặc sản”, sau một thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ, xét thấy không đủ căn cứ xử lý hình sự với chủ cơ sở, cơ quan công an đã chuyển hồ sơ vụ việc sang Chi cục QLTT Hà Nội để xử phạt theo thẩm quyền.
Đầu tháng 9-2012, Chi cục QLTT Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Đào Quang Bình, tổng số tiền 14 triệu đồng, về các hành vi: sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ nguồn gốc động vật chưa qua kiểm dịch; sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chất phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; không thực hiện việc công bố tiêu chuẩn VSATTP.
Lực lượng chức năng đồng thời tịch thu, tiêu hủy hơn 1 tấn ruốc, mắm tép không đảm bảo chất lượng tại cơ sở này.
“Do thịt đã được chế biến chín, quá trình gửi mẫu đi phân tích, cơ quan chức năng không thể “quét” được virus gây bệnh tai xanh ở lợn” - đại diện Đội 3 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho hay.
Theo ANTĐ
Bình luận