Tắc nghẽn và tai nạn giao thông vẫn cứ xảy ra bất chấp nhiều giải pháp ngăn chặn của các cơ quan chức năng. Từ đây, đề xuất hạn chế hoặc cấm xe máy tại các đô thị lớn một lần nữa lại được đặt ra.
Mục đ, điểm 7, Nghị quyết 88/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ban hành ngày 24-8-2011) nêu rõ: “Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm mô tô, xe máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn…”. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đến nay, việc này vẫn chưa thể triển khai.
Không một đô thị văn minh, hiện đại nào trên thế giới lại dựa vào giao thông xe máy là chủ yếu như ở Việt Nam. Khi hướng tới việc phát triển các đô thị văn minh, hiện đại, đó dứt khoát phải là các đô thị không xe máy (có thể cấp phép riêng một ít xe máy thể thao). Ở các đô thị tương lai, người dân sẽ di chuyển chủ yếu bằng các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) hiện đại và an toàn (tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, xe buýt…), một tỉ lệ nhỏ người dân sử dụng ô tô cá nhân.
Xe máy chưa bao giờ được coi là phương tiện giao thông an toàn ở bất kỳ nước nào. Mặc dù các cơ quan quản lý rất nỗ lực, mỗi năm nước ta vẫn có gần 10.000 người chết vì tai nạn giao thông (TNGT), nhiều gấp 2 lần số lính Mỹ chết trong suốt 10 năm chiến tranh ở Iraq.
Không một đô thị văn minh, hiện đại nào trên thế giới lại dựa vào giao thông xe máy là chủ yếu như ở Việt Nam. Khi hướng tới việc phát triển các đô thị văn minh, hiện đại, đó dứt khoát phải là các đô thị không xe máy (có thể cấp phép riêng một ít xe máy thể thao). Ở các đô thị tương lai, người dân sẽ di chuyển chủ yếu bằng các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) hiện đại và an toàn (tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, xe buýt…), một tỉ lệ nhỏ người dân sử dụng ô tô cá nhân.
Xe máy chưa bao giờ được coi là phương tiện giao thông an toàn ở bất kỳ nước nào. Mặc dù các cơ quan quản lý rất nỗ lực, mỗi năm nước ta vẫn có gần 10.000 người chết vì tai nạn giao thông (TNGT), nhiều gấp 2 lần số lính Mỹ chết trong suốt 10 năm chiến tranh ở Iraq.
Kẹt xe xảy ra thường xuyên trên đường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM |
Cứ mỗi giờ trôi qua, trên đất nước ta, ở đâu đó có 1 người chết, 1 gia đình chịu tang tóc vì TNGT. Ngoài ra, mỗi năm TNGT còn làm hơn 20.000 người bị thương. Việt Nam hiện là điểm đen về tỉ lệ TNGT trên thế giới với 70% vụ TNGT có sự tham gia ít nhất một bên sử dụng xe máy.
Trung Quốc đã cấm hoàn toàn xe máy tại hàng chục TP. Yangon, thủ đô của Myanmar, cũng đã cấm xe máy lưu thông. Chỉ cần một ít xe máy trở lại đường phố, giao thông đô thị ở các TP này sẽ lại rối loạn ngay lập tức. Tôi không tin nhiều vào khả năng tất cả người dân tự nguyện bỏ xe máy khi có đủ GTCC ở Trung Quốc, Myanmar và cả Việt Nam.
Cần đề ra lộ trình cấm xe máy rõ ràng (ví dụ sau 20 năm) nhằm thu hút vốn đầu tư tư nhân, kể cả vốn đầu tư nước ngoài, vào GTCC. Theo mô hình giao thông của Singapore và Hồng Kông - Trung Quốc, ước tính Hà Nội và TP HCM mỗi nơi cần khoảng 200-250 km tàu điện ngầm và tàu điện trên cao, từ 10.000-15.000 xe buýt lớn và xe buýt mini. Tổng vốn đầu tư cho các phương tiện GTCC ở 2 TP này ước khoảng 50 tỉ USD.
Nếu chỉ trông chờ vào đầu tư của nhà nước, 50 năm nữa cũng chưa chắc đủ GTCC để thay thế hoàn toàn xe máy ở 2 TP này. Muốn nhanh hơn, cần thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, như chúng ta đang làm với vận tải hàng không.
Sẽ không có nhà đầu tư nào bỏ ra nhiều vốn đầu tư cho GTCC nếu không có lộ trình cấm xe máy để tạo thị trường cho nó. Nhà nước có thể đầu tư GTCC mà không tính toán chi li hiệu quả nhưng tư nhân thì khác. Họ không tin vào lời hứa miệng sẽ bỏ xe máy của người dân.
Cần biết rằng tất cả 5 công ty xe buýt công cộng của Hồng Kông đều là công ty tư nhân. Chính quyền không bù lỗ cho họ như ở ta mà các công ty còn phải trả tiền mua quyền vận tải xe buýt cho chính quyền. Khi xe máy không được lưu thông thì kinh doanh vận tải xe buýt sẽ có lãi.
Có ý kiến nói rằng nếu thay hết xe máy bằng xe buýt thì không đủ đường cho xe buýt chạy. Điều đó không có cơ sở. Quả thực, số lượng xe buýt đã tăng thêm trên dưới 20.000 chiếc mỗi nơi (để đủ thay thế xe máy) không đáng kể gì trên tổng số 300.000-500.000 ô tô các loại đang đăng ký ở Hà Nội, TP HCM.
Điều này cũng lý giải tại sao việc cấm xe máy tại TP Yangon trong khi chưa có tàu điện ngầm, tàu điện trên cao vẫn làm cho đường phố thông thoáng hẳn so với khi họ chưa cấm xe máy. Yangoon là ví dụ điển hình cho việc một TP ở một nước còn nghèo hoàn toàn có thể cấm xe máy khi chưa có tàu điện ngầm, tàu điện trên cao vì xe buýt hoàn toàn phục vụ được nhu cầu đi lại của người dân.
TS LƯƠNG HOÀI NAM
Theo NLĐ
Trung Quốc đã cấm hoàn toàn xe máy tại hàng chục TP. Yangon, thủ đô của Myanmar, cũng đã cấm xe máy lưu thông. Chỉ cần một ít xe máy trở lại đường phố, giao thông đô thị ở các TP này sẽ lại rối loạn ngay lập tức. Tôi không tin nhiều vào khả năng tất cả người dân tự nguyện bỏ xe máy khi có đủ GTCC ở Trung Quốc, Myanmar và cả Việt Nam.
Cần đề ra lộ trình cấm xe máy rõ ràng (ví dụ sau 20 năm) nhằm thu hút vốn đầu tư tư nhân, kể cả vốn đầu tư nước ngoài, vào GTCC. Theo mô hình giao thông của Singapore và Hồng Kông - Trung Quốc, ước tính Hà Nội và TP HCM mỗi nơi cần khoảng 200-250 km tàu điện ngầm và tàu điện trên cao, từ 10.000-15.000 xe buýt lớn và xe buýt mini. Tổng vốn đầu tư cho các phương tiện GTCC ở 2 TP này ước khoảng 50 tỉ USD.
Nếu chỉ trông chờ vào đầu tư của nhà nước, 50 năm nữa cũng chưa chắc đủ GTCC để thay thế hoàn toàn xe máy ở 2 TP này. Muốn nhanh hơn, cần thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, như chúng ta đang làm với vận tải hàng không.
Sẽ không có nhà đầu tư nào bỏ ra nhiều vốn đầu tư cho GTCC nếu không có lộ trình cấm xe máy để tạo thị trường cho nó. Nhà nước có thể đầu tư GTCC mà không tính toán chi li hiệu quả nhưng tư nhân thì khác. Họ không tin vào lời hứa miệng sẽ bỏ xe máy của người dân.
Cần biết rằng tất cả 5 công ty xe buýt công cộng của Hồng Kông đều là công ty tư nhân. Chính quyền không bù lỗ cho họ như ở ta mà các công ty còn phải trả tiền mua quyền vận tải xe buýt cho chính quyền. Khi xe máy không được lưu thông thì kinh doanh vận tải xe buýt sẽ có lãi.
Có ý kiến nói rằng nếu thay hết xe máy bằng xe buýt thì không đủ đường cho xe buýt chạy. Điều đó không có cơ sở. Quả thực, số lượng xe buýt đã tăng thêm trên dưới 20.000 chiếc mỗi nơi (để đủ thay thế xe máy) không đáng kể gì trên tổng số 300.000-500.000 ô tô các loại đang đăng ký ở Hà Nội, TP HCM.
Điều này cũng lý giải tại sao việc cấm xe máy tại TP Yangon trong khi chưa có tàu điện ngầm, tàu điện trên cao vẫn làm cho đường phố thông thoáng hẳn so với khi họ chưa cấm xe máy. Yangoon là ví dụ điển hình cho việc một TP ở một nước còn nghèo hoàn toàn có thể cấm xe máy khi chưa có tàu điện ngầm, tàu điện trên cao vì xe buýt hoàn toàn phục vụ được nhu cầu đi lại của người dân.
TS LƯƠNG HOÀI NAM
Bình luận