• Zalo

Xe máy ế, dịch vụ ăn theo cũng 'khóc'

XeThứ Tư, 23/04/2014 08:47:00 +07:00Google News

Xe máy ế ẩm, nhiều dịch vụ, ngành nghề "ăn theo" như tân trang xe, buôn bán phụ tùng, phụ kiện xe máy… cũng ảm đạm chưa từng thấy.

Kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu...đã khiến thị trường xe máy tiếp tục ế ẩm, nhiều dịch vụ, ngành nghề "ăn theo" như tân trang xe, buôn bán phụ tùng, phụ kiện xe máy… cũng ảm đạm chưa từng thấy.

Ế ẩm, nhiều đại lý  xe máy tính chuyện đóng cửa

“Nếu ế ẩm kéo dài thêm thì từ nay đến cuối năm sẽ có thêm nhiều đại lý xe máy phải đóng cửa…” Đó là nhận định của anh Nguyễn Mạnh Hùng, Quản lý đại lý do Honda Việt Nam uỷ nhiệm, tại 18 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội. “Trong hơn 10 năm trong nghề kinh doanh buôn bán xe máy tôi chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của thị trường, nhưng chưa bao giờ thấy ế ẩm và bán xe chậm như hiện nay, dù đã được cảnh báo trước nhưng không ai nghĩ ế ẩm đến mức này".

Theo anh Hùng, phần lớn các mẫu xe Honda hiện nay đều được bán dưới giá niêm yết và đi kèm với nhiều gói khuyến mãi hấp dẫn của cả đại lý và công ty nhưng vẫn ế dài.

Xe máy ế ẩm, các dịch vụ ăn theo cũng khóc ròng vì vắng khách. 

"Bây giờ chuyện cả ngày một đại lý lớn như chúng tôi không bán được xe nào xảy ra như cơm bữa, trong khi đó các khoản chi phí để nuôi sống đại lý lại không giảm đi mà tăng cao hơn như: tiền thuê mặt bằng, tiền điện nước, nhân công… Để “gồng mình” chống chọi với thời buổi khó khăn, chúng tôi đã cắt giảm tối đa chi phí, giảm nhân công , nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế, nếu thị trường ế ẩm kéo dài thêm đại lý sẽ đứng trước nguy cơ đóng cửa…”- anh Hùng nói.


Chị Thu Hường, chủ đại lý xe đạp điện 18 Khâm Thiên, chỉ vài tháng trước đây cửa hàng này là Honda Khâm Thiên cho biết: “Ế ẩm quá nên các đại lý xe máy nhỏ lẻ như chúng tôi buộc phải đóng cửa, nhu cầu người dân chuyển sang xe đạp điện nên mình cũng chuyển sang kinh doanh mặt hàng này, dù sao vẫn dễ sống hơn so với kinh doanh một mặt hàng hoàn toàn mới...” .

Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường xe máy 2014 cũng chỉ đạt mức 2,8 triệu xe tương đương với 2013 hoặc ít hơn do kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu. Các hãng xe máy gặp khó dẫn tới việc các đại lý cũng khó khăn và nguy cơ đóng cửa càng cao hơn.

Chị Hường nhẩm tính: Giá trung bình cho việc thuê mặt bằng của một đại lý xe máy hiện nay ở Hà Nội dao động từ 50 - 80 triệu đồng, trong đó nhân viên bán hàng, kỹ thuật viên, bảo vệ… nếu ít cũng từ 10 – 15 người thì tiền lương chi trả cho số nhân viên này cũng mất từ 100 – 150 triệu đồng, ngoài ra các đại lý còn phải chi hàng chục khoản tiền khác mỗi tháng như: thuế, phí, điện, nước…

Do đó, một đại lý nhỏ cần bán ít nhất 150 xe/tháng mới có thể duy trì không bị lỗ vốn; các đại lý lớn hơn thì cần phải duy trì con số bán ra cao hơn từ 300 – 400 xe/tháng. Tuy nhiên, con số này đã không thể thực hiện được trong nhiều tháng qua do sức mua giảm mạnh, kể cả thời điểm trước Tết Nguyên đán vừa qua cũng ít có đại lý xe máy nào đạt được… Vì thế, không khó bắt gặp nhiều mẩu tin rao bán, sang nhượng đại lý xe máy chính hãng và cả không chính hãng trên nhiều trang rao vặt trên Internet.


Trên thực tế, trong thời gian qua nhiều đại lý xe máy Honda tại Hà Nội đã được bán lại như Head Vĩnh Tuy (Long Biên), Quốc Oai, Hà Đông, Cầu Giấy... Hiện một số đại lý khác vẫn tiếp tục rao bán với giá từ 3 - 5 tỷ đồng do thua lỗ kéo dài, nhưng xem ra rất khó bán do các nhà đầu tư không thích mạo hiểm, cho dù vài năm trước để mở một đại lý xe máy chính hãng là cực kỳ khó, ngoài có các mối quan hệ cần phải chi trên  dưới 10 tỉ đồng.

Xem tiếp
>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận
vtcnews.vn