(VTC News) – Không cần khuyến mại khủng, giảm giá sốc, một số loại xe đạp được lòng các “thượng đế” vẫn cháy hàng trong những ngày gần đây.
Còn theo tiết lộ của một nhân viên kinh doanh thuộc Siêu thị xe đạp Thống Nhất (Thái Hà, Đống Đa, HN), những ngày gần đây họ bán được nhiều sản phẩm hơn trước.
Lý giải về chuyện “sốt hàng”, nhân viên này cho biết: “Thứ nhất vì sắp vào mùa vụ, học sinh – sinh viên đi lại nhiều, nhu cầu mua xe của họ tăng cao. Thứ hai, dù hiếm, nhưng việc xăng tăng giá cũng khiến không ít người quyết định mua xe đạp để đi lại.
Chỉ tính riêng tại Hà Nội, ngày ế ẩm nhất chúng tôi cũng bán được từ 20 – 30 chiếc trở lên. Còn những ngày sốt hàng, siêu thị bán được tới hơn 200 chiếc. Khách chủ yếu mua xe đạp thời trang và xe đạp thể thao (loại có giá từ 1,5 triệu đồng – 2 triệu đồng)”.
Nhân viên này còn khẳng định, hiện tại bên họ chưa hề tung ra các đợt khuyến mại mới, nhưng thỉnh thoảng những xe “hot” nhất vẫn bị “cháy hàng”.
Trong khi đó, nhân viên của đại lý xe đạp Thanh Tùng – Khánh Hiệp (Bà Triệu, Hoàn Kiếm, HN) cho hay, so với cùng kì năm ngoái, thời điểm này họ bán được nhiều xe hơn hẳn. Nhân viên này tiết lộ: “Có những ngày chúng tôi bán được tới vài chục chiếc, chủ yếu là xe thông dụng. Loại xe này có giá từ 2,5 – 2,8 triệu đồng”.
Đến thời xe đạp lên ngôi?
Qua tìm hiểu, được biết không chỉ người Việt Nam mà ngay cả người ngoại quốc cũng đổ xô đi mua xe đạp. Cô bạn Anna (18 tuổi), người Đức đang chọn xe tại một đại lý ở Bà Triệu (Hà Nội) nói: “Tôi thích xe đạp. Tại Việt Nam, đi xe đạp dễ di chuyển hơn, được ưu tiên hơn.
Khi đi xe đạp, tôi cũng không phải lo mất hàng giờ đồng hồ đứng dưới trời nắng chang chang chờ tới lượt xe mình được đổ xăng nữa. Quan trọng nhất là, bạn bè tôi cũng thế, cũng đi xe đạp như tôi và tôi muốn giống như họ”.
Không chỉ các siêu thị xe đạp “hút” khách, mà ngay cả những đại lý chuyên mua bán xe đạp cũ cũng “ăn nên làm ra” trong những ngày này.
Ông Đ, một cán bộ thuộc Viện dinh dưỡng quốc gia cho hay: “Tôi vừa chọn được một chiếc xe đạp cũ khá ưng ý mà giá chỉ bằng một nửa so với giá xe mới. Có chiếc xe đạp này, tiết kiệm được bao nhiêu chi phí từ tiền xăng cộ, tiền bảo dưỡng, sửa chữa tới phí gửi xe”.
Cùng với việc người dân đổ xô đi mua xe đạp trong những ngày gần đây, dịch vụ sửa chữa xe đạp cũng nở rộ hơn bao giờ hết.
Ông Tú (Sài Đồng, Long Biên, HN) nói: “Hôm qua tôi lôi cái biển “sửa chữa xe đạp” của mình ra treo lại. Lâu lắm rồi mới thấy người ta đi xe đạp nhiều đến vậy. Việc sửa chữa xe đạp từng là “cần câu cơm” của vợ chồng tôi từ 5 – 10 năm trước đây, nhưng giờ chỉ là nghề phụ, đi kèm với việc bán trà đá mà thôi”.
Bên cạnh việc chuyển sang đi xe đạp, một số bà nội trợ còn rủ nhau ra các chợ đầu mối mua thực phẩm giá rẻ dự trữ cho cả tuần nhằm tiết kiệm chi phí thời bão giá.
Minh Quân
Mặc dù tới 20h tối qua (20/4), giá xăng mới chính thức tăng lên 23.800 đồng/lít, nhưng từ trước đó, nhiều người đã rỉ tai nhau chuyện nhiều khả năng xăng sắp tăng giá. Do vậy, ngay từ đầu tuần này, không ít bậc phụ huynh đã rục rịch đi chọn mua xe đạp cho con để tiết kiệm tối đa chi phí thời bão giá.
Chị Minh (Sài Đồng, Long Biên – Hà Nội) cho biết: “Trường của con tôi cũng không cách nhà xa lắm, nhưng lại ngược đường với cơ quan tôi.
Vì vậy, tôi quyết định mua cho cháu 1 chiếc xe đạp để tiện việc đi lại. Đi xe đạp vừa an toàn, chủ động, vừa tiết kiệm chi phí nhất là khi xăng cứ tăng giá ầm ầm, tiền gửi xe cũng cao ngất ngưởng như hiện nay”.
Chị Minh (Sài Đồng, Long Biên – Hà Nội) cho biết: “Trường của con tôi cũng không cách nhà xa lắm, nhưng lại ngược đường với cơ quan tôi.
Vì vậy, tôi quyết định mua cho cháu 1 chiếc xe đạp để tiện việc đi lại. Đi xe đạp vừa an toàn, chủ động, vừa tiết kiệm chi phí nhất là khi xăng cứ tăng giá ầm ầm, tiền gửi xe cũng cao ngất ngưởng như hiện nay”.
Nhiều người đổ xô đi mua xe đạp |
Còn theo tiết lộ của một nhân viên kinh doanh thuộc Siêu thị xe đạp Thống Nhất (Thái Hà, Đống Đa, HN), những ngày gần đây họ bán được nhiều sản phẩm hơn trước.
Lý giải về chuyện “sốt hàng”, nhân viên này cho biết: “Thứ nhất vì sắp vào mùa vụ, học sinh – sinh viên đi lại nhiều, nhu cầu mua xe của họ tăng cao. Thứ hai, dù hiếm, nhưng việc xăng tăng giá cũng khiến không ít người quyết định mua xe đạp để đi lại.
Chỉ tính riêng tại Hà Nội, ngày ế ẩm nhất chúng tôi cũng bán được từ 20 – 30 chiếc trở lên. Còn những ngày sốt hàng, siêu thị bán được tới hơn 200 chiếc. Khách chủ yếu mua xe đạp thời trang và xe đạp thể thao (loại có giá từ 1,5 triệu đồng – 2 triệu đồng)”.
Nhân viên này còn khẳng định, hiện tại bên họ chưa hề tung ra các đợt khuyến mại mới, nhưng thỉnh thoảng những xe “hot” nhất vẫn bị “cháy hàng”.
Trong khi đó, nhân viên của đại lý xe đạp Thanh Tùng – Khánh Hiệp (Bà Triệu, Hoàn Kiếm, HN) cho hay, so với cùng kì năm ngoái, thời điểm này họ bán được nhiều xe hơn hẳn. Nhân viên này tiết lộ: “Có những ngày chúng tôi bán được tới vài chục chiếc, chủ yếu là xe thông dụng. Loại xe này có giá từ 2,5 – 2,8 triệu đồng”.
Đến thời xe đạp lên ngôi?
Xe đạp đang là phương tiện đi lại được lòng nhiều người |
Qua tìm hiểu, được biết không chỉ người Việt Nam mà ngay cả người ngoại quốc cũng đổ xô đi mua xe đạp. Cô bạn Anna (18 tuổi), người Đức đang chọn xe tại một đại lý ở Bà Triệu (Hà Nội) nói: “Tôi thích xe đạp. Tại Việt Nam, đi xe đạp dễ di chuyển hơn, được ưu tiên hơn.
Khi đi xe đạp, tôi cũng không phải lo mất hàng giờ đồng hồ đứng dưới trời nắng chang chang chờ tới lượt xe mình được đổ xăng nữa. Quan trọng nhất là, bạn bè tôi cũng thế, cũng đi xe đạp như tôi và tôi muốn giống như họ”.
Không chỉ các siêu thị xe đạp “hút” khách, mà ngay cả những đại lý chuyên mua bán xe đạp cũ cũng “ăn nên làm ra” trong những ngày này.
Ông Đ, một cán bộ thuộc Viện dinh dưỡng quốc gia cho hay: “Tôi vừa chọn được một chiếc xe đạp cũ khá ưng ý mà giá chỉ bằng một nửa so với giá xe mới. Có chiếc xe đạp này, tiết kiệm được bao nhiêu chi phí từ tiền xăng cộ, tiền bảo dưỡng, sửa chữa tới phí gửi xe”.
Cùng với việc người dân đổ xô đi mua xe đạp trong những ngày gần đây, dịch vụ sửa chữa xe đạp cũng nở rộ hơn bao giờ hết.
Ông Tú (Sài Đồng, Long Biên, HN) nói: “Hôm qua tôi lôi cái biển “sửa chữa xe đạp” của mình ra treo lại. Lâu lắm rồi mới thấy người ta đi xe đạp nhiều đến vậy. Việc sửa chữa xe đạp từng là “cần câu cơm” của vợ chồng tôi từ 5 – 10 năm trước đây, nhưng giờ chỉ là nghề phụ, đi kèm với việc bán trà đá mà thôi”.
Bên cạnh việc chuyển sang đi xe đạp, một số bà nội trợ còn rủ nhau ra các chợ đầu mối mua thực phẩm giá rẻ dự trữ cho cả tuần nhằm tiết kiệm chi phí thời bão giá.
Minh Quân
Bình luận