HLV Miura khẳng định cầu thủ Việt Nam không thua gì cầu thủ Thái Lan và SEA Games 2015 cùng vòng loại World Cup 2018 sẽ là cơ hội để ông chứng minh điều đó.
Năm 2006, khi danh thủ Kiatisak tính treo giày và chuyển sang nghiệp huấn luyện, HLV Miura đã có gần 10 năm kinh nghiệm trên băng ghế chỉ đạo. Đội bóng khởi nghiệp của nhà cầm quân người Nhật là CLB Brummel Sendai (nay là Vegalta Sendai) ở mùa giải 1997.
Với 400 trận thi đấu tại J.League khi còn là cầu thủ và hơn 100 trận dẫn dắt các CLB ở sân chơi cao nhất của bóng đá Nhật Bản, kinh nghiệm của HLV Miura là thứ HLV Kiatisak khó có thể so bì.
Sự nghiệp huấn luyện của cựu danh thủ Thái Lan mới được nhắc đến nhiều hơn trong 2 năm qua, sau khi anh giúp đội tuyển U23 nước này giành Huy chương vàng SEA Games 27 (2013), vào đến bán kết Asian Games 17 (2014) và đoạt danh hiệu vô địch AFF Cup năm ngoái. Nhưng chừng đó cũng quá ấn tượng, đối chiếu với những gì HLV Miura làm được cho bóng đá Việt Nam qua 3 giải đấu. Điểm cộng thứ nhất cho HLV Kiatisak so với HLV Miura là thành tích ở Asian Games 17.
Olympic Thái Lan vào đến bán kết, còn Olympic Việt Nam dừng chân tại vòng 1/8. HLV Miura tiếp tục mất một điểm thưởng nữa so với người đồng nghiệp trẻ tuổi tại AFF Cup 2014. Cho đến trước trận bán kết lượt về, đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan là 2 cái tên thi đấu ấn tượng nhất.
Kịch bản của chung kết AFF Cup 2008 tưởng như sẽ tái hiện sau khi đội bóng của chiến lược gia sinh năm 1963 vượt qua Malaysia ngay tại Shah Alam. Nhưng kết cục khó hiểu trên sân Mỹ Đình sau đó khiến chính HLV Miura cho đến giờ cũng không lý giải nổi chuyện gì đã xảy ra. Còn Thái Lan đăng quang ngôi vô địch.
Ở trận giao hữu trước khi bước vào tranh tài tại Vòng loại U23 châu Á, nhà cầm quân người Nhật tiếp tục thất thế so với “Zico” Thái Lan. Vấn đề không chỉ gói gọn ở kết quả thua 1-3 của U23 Việt Nam. Nhiều chuyên gia đã bày tỏ sự thất vọng về tính thuyết phục trong lối chơi HLV Miura xây dựng, so với những đường nét ở trình độ và đẳng cấp cao hơn hẳn mà U23 Thái Lan thể hiện dưới sự nhào nặn của HLV Kiatisak.
Dấu ấn đậm nét nhất nhà cầm quân người Nhật thể hiện đến lúc này là khả năng cải thiện nền tảng thể lực của các cầu thủ Việt Nam. Nhưng đó là khâu đơn giản hơn nhiều so với việc nâng cao kỹ - chiến thuật. Mặt khác, cả 3 đội tuyển dưới sự dẫn dắt của HLV Miura đều là những tập thể còn trẻ nên luôn có lợi thế về thể lực và sự nhiệt tình. Chỉ cần không "phá" và sử dụng hợp lý là có thể đảm bảo khả năng tranh chấp.
Trận đấu khó khăn nhất của chiến lược gia sinh năm 1963 tại Vòng loại U23 châu Á là cuộc chạm trán với U23 Nhật Bản. Chiến thuật "tử thủ" là cách được ông sử dụng để hạn chế bàn thua. Nhưng nếu chơi như vậy, HLV Miura sẽ rất khó thoát ra khỏi cái bóng của U19 Việt Nam, khi các học trò của HLV Graechen từng chơi ngang ngửa, thậm chí lấn lướt, trước những đối thủ trên cơ như U19 Australia, U19 Trung Quốc hay U19 Thái Lan...
Lối chơi HLV Miura xây dựng càng khó so sánh được với Thái Lan. HLV Kiatisak rõ ràng đã vượt rất xa HLV Miura xét trên cả phương diện thành tích ở khu vực và châu lục, lẫn việc định hình một triết lý bóng đá nhất quán, lối chơi hiện đại xuyên suốt từ đội tuyển U23 đến đội tuyển quốc gia.
Vì thế, cựu HLV Consadole Sapporo sẽ bị đẩy đến điểm tận cùng của năng lực với những cuộc chạm trán đối thủ số một trong khu vực ở SEA Games 28 cũng như vòng loại kép World Cup 2018 - Asian Cup 2019.
HLV Miura hiểu rất rõ chuyện ông tới Việt Nam làm việc không dừng lại ở những thành tích khá khiêm tốn gần một năm qua. Khi ông phát biểu không e ngại Thái Lan và muốn vượt qua đối thủ này, điều đó được hiểu là cách hạ quyết tâm và ý thức trách nhiệm với công việc của nhà cầm quân người Nhật. Đây không phải lần đầu tiên HLV Miura thể hiện lòng tự trọng theo phong cách của một Samurai.
Trước đó, ông từng đề ra mục tiêu góp mặt ở Vòng chung kết U23 châu Á, dù VFF không đặt nặng thành tích ở đấu trường này. Mỗi chiến thắng trước Thái Lan luôn để lại dư vị đặc biệt với bóng đá Việt Nam.
“Nhập gia tùy tục”, HLV Miura cũng khó có thể đứng ngoài "duyên nợ" của 2 nền bóng đá. Và suy cho cùng, chỉ có vượt qua những thử thách như thế, nhà cầm quân người Nhật mới xua tan những nghi ngờ về năng lực của ông.
Nguồn: Zing News
Năm 2006, khi danh thủ Kiatisak tính treo giày và chuyển sang nghiệp huấn luyện, HLV Miura đã có gần 10 năm kinh nghiệm trên băng ghế chỉ đạo. Đội bóng khởi nghiệp của nhà cầm quân người Nhật là CLB Brummel Sendai (nay là Vegalta Sendai) ở mùa giải 1997.
Với 400 trận thi đấu tại J.League khi còn là cầu thủ và hơn 100 trận dẫn dắt các CLB ở sân chơi cao nhất của bóng đá Nhật Bản, kinh nghiệm của HLV Miura là thứ HLV Kiatisak khó có thể so bì.
Công Phượng và dàn sao U23 Việt Nam (Ảnh: Thành Phạm) |
Olympic Thái Lan vào đến bán kết, còn Olympic Việt Nam dừng chân tại vòng 1/8. HLV Miura tiếp tục mất một điểm thưởng nữa so với người đồng nghiệp trẻ tuổi tại AFF Cup 2014. Cho đến trước trận bán kết lượt về, đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan là 2 cái tên thi đấu ấn tượng nhất.
Clip: Việt Nam cầm hòa Thái Lan ở SEA Games 25
Kịch bản của chung kết AFF Cup 2008 tưởng như sẽ tái hiện sau khi đội bóng của chiến lược gia sinh năm 1963 vượt qua Malaysia ngay tại Shah Alam. Nhưng kết cục khó hiểu trên sân Mỹ Đình sau đó khiến chính HLV Miura cho đến giờ cũng không lý giải nổi chuyện gì đã xảy ra. Còn Thái Lan đăng quang ngôi vô địch.
HLV Miura tự tin sẽ vô địch SEA Games |
Dấu ấn đậm nét nhất nhà cầm quân người Nhật thể hiện đến lúc này là khả năng cải thiện nền tảng thể lực của các cầu thủ Việt Nam. Nhưng đó là khâu đơn giản hơn nhiều so với việc nâng cao kỹ - chiến thuật. Mặt khác, cả 3 đội tuyển dưới sự dẫn dắt của HLV Miura đều là những tập thể còn trẻ nên luôn có lợi thế về thể lực và sự nhiệt tình. Chỉ cần không "phá" và sử dụng hợp lý là có thể đảm bảo khả năng tranh chấp.
Trận đấu khó khăn nhất của chiến lược gia sinh năm 1963 tại Vòng loại U23 châu Á là cuộc chạm trán với U23 Nhật Bản. Chiến thuật "tử thủ" là cách được ông sử dụng để hạn chế bàn thua. Nhưng nếu chơi như vậy, HLV Miura sẽ rất khó thoát ra khỏi cái bóng của U19 Việt Nam, khi các học trò của HLV Graechen từng chơi ngang ngửa, thậm chí lấn lướt, trước những đối thủ trên cơ như U19 Australia, U19 Trung Quốc hay U19 Thái Lan...
Với lứa cầu thủ như Thanh Hiền, HLV Miura có đủ sức vượt qua Kiatisak? |
Vì thế, cựu HLV Consadole Sapporo sẽ bị đẩy đến điểm tận cùng của năng lực với những cuộc chạm trán đối thủ số một trong khu vực ở SEA Games 28 cũng như vòng loại kép World Cup 2018 - Asian Cup 2019.
Clip: Việt Nam đụng độ Thái Lan ở SEA Games 18
HLV Miura hiểu rất rõ chuyện ông tới Việt Nam làm việc không dừng lại ở những thành tích khá khiêm tốn gần một năm qua. Khi ông phát biểu không e ngại Thái Lan và muốn vượt qua đối thủ này, điều đó được hiểu là cách hạ quyết tâm và ý thức trách nhiệm với công việc của nhà cầm quân người Nhật. Đây không phải lần đầu tiên HLV Miura thể hiện lòng tự trọng theo phong cách của một Samurai.
Trước đó, ông từng đề ra mục tiêu góp mặt ở Vòng chung kết U23 châu Á, dù VFF không đặt nặng thành tích ở đấu trường này. Mỗi chiến thắng trước Thái Lan luôn để lại dư vị đặc biệt với bóng đá Việt Nam.
“Nhập gia tùy tục”, HLV Miura cũng khó có thể đứng ngoài "duyên nợ" của 2 nền bóng đá. Và suy cho cùng, chỉ có vượt qua những thử thách như thế, nhà cầm quân người Nhật mới xua tan những nghi ngờ về năng lực của ông.
Nguồn: Zing News
Bình luận