Nhân vật quyền lực nhất của bóng đá hiện đại, Chủ tịch FIFA S.Blatter vừa bị chỉ trích là đã “lờ đi” những khoản hối lộ mà cựu chủ tịch FIFA Havelange đã nhận khi đương nhiệm. Thậm chí, ông Blatter còn cho rằng đó là những khoản hoa hồng hợp pháp ở thời điểm ấy, chỉ với những quy định và tiêu chuẩn hiện nay, đó mới là hành vi vi phạm pháp luật.
Có lẽ, một việc “tày trời” hiện nay như hối lộ chẳng hạn, lại được coi như một… trò đùa.
Nó cũng khó mà bắt bẻ như câu chuyện về cựu cầu thủ CLB Southampton Claus Lundekvam vừa mới tiết lộ rằng nhiều cầu thủ tại Giải Ngoại hạng Anh tham gia dàn xếp các tình huống của các trận đấu trong một thời gian dài. Ấy thế nhưng Lundekvam cũng gọi việc “việc thỏa thuận với các đội trưởng đối phương để đặt cược xem đội nào được ném biên, phạt góc, giao bóng trước hay cược thẻ vàng...” không phải vì… tiền mà chỉ là trò đùa, để vui vẻ.
Hóa ra bóng đá cũng còn rất nhiều trò vui vẻ phía sau vỏ bọc của nó.
Và ở Việt Nam, ngay mùa giải này từng ầm ỹ câu chuyện về 2 cầu thủ ĐT.LA tố giác những tin nhắn gạ bán độ một trận đấu với giá 100 triệu. Người ta cũng đã xác minh được chủ nhân của tin nhắn. Thế nhưng vụ việc tưởng chừng như sẽ tìm ra được con voi nhưng lại kết thúc bằng một cái đuôi chuột.
Có rất nhiều cái đuôi chuột như vậy rồi.
Ông bầu Nguyễn Đức Kiên trong bài nhận xét về mùa giải năm ngoái có nhắc tới chuyện có tổ trọng tài bị gạ 500 triệu trong một trận đấu có đội HPHN. Ngay mùa giải 2012, BTC giải cũng đã xác định có một số lãnh đội tiêu cực, một vài trận đấu nghi ngờ, trọng tài bị đặt trong tầm ngắm…
Hầu hết những câu chuyện trên đều có kết cục giống nhau: nói để cho biết và cũng chẳng ai làm sao cả. Đều như là những trò đùa.
Có lẽ chúng ta cần làm hơn là nói và ra những văn bản kiểu như văn bản của BTC giải mới đây “đề nghị tăng cường công tác điều hành, quản lý tốt, quán triệt các quan chức và cầu thủ, thi đấu với tinh thần nhiệt tình, quyết tâm cao độ và kiên quyết đề phòng ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra, các hiện tượng dàn kết quả trận đấu như nhường điểm, cho điểm hoặc thái độ buông xuôi ở các CLB đã đủ điểm trụ hạng, hoặc CLB có nguy cơ xuống hạng cao…”
Nếu ông Blatter cũng có thể đùa, nếu một cầu thủ ở giải Ngoại hạng Anh cũng có thể đùa thì bóng đá Việt cũng dễ biến những chuyện nghiêm túc thành chuyện đùa.
Có một câu đố mà bọn trẻ hay đố nhau “Thứ gì càng rửa càng bẩn?”. Một câu đố có vẻ như phi logic nhưng đáp án ngắn gọn của nó là “nước”. Tất nhiên câu đố và lời giải chỉ đúng khi cái thứ để rửa phải bẩn.
Bóng đá Việt chưa sạch, nhưng với những văn bản chung chung, nhắc nhở cho vui, như thể để đùa thì nó cũng tương tự thứ “càng rửa càng bẩn” vậy thôi.
Có lẽ, một việc “tày trời” hiện nay như hối lộ chẳng hạn, lại được coi như một… trò đùa.
Nó cũng khó mà bắt bẻ như câu chuyện về cựu cầu thủ CLB Southampton Claus Lundekvam vừa mới tiết lộ rằng nhiều cầu thủ tại Giải Ngoại hạng Anh tham gia dàn xếp các tình huống của các trận đấu trong một thời gian dài. Ấy thế nhưng Lundekvam cũng gọi việc “việc thỏa thuận với các đội trưởng đối phương để đặt cược xem đội nào được ném biên, phạt góc, giao bóng trước hay cược thẻ vàng...” không phải vì… tiền mà chỉ là trò đùa, để vui vẻ.
Hóa ra bóng đá cũng còn rất nhiều trò vui vẻ phía sau vỏ bọc của nó.
FIFA giờ cũng bẩn |
Và ở Việt Nam, ngay mùa giải này từng ầm ỹ câu chuyện về 2 cầu thủ ĐT.LA tố giác những tin nhắn gạ bán độ một trận đấu với giá 100 triệu. Người ta cũng đã xác minh được chủ nhân của tin nhắn. Thế nhưng vụ việc tưởng chừng như sẽ tìm ra được con voi nhưng lại kết thúc bằng một cái đuôi chuột.
Có rất nhiều cái đuôi chuột như vậy rồi.
Ông bầu Nguyễn Đức Kiên trong bài nhận xét về mùa giải năm ngoái có nhắc tới chuyện có tổ trọng tài bị gạ 500 triệu trong một trận đấu có đội HPHN. Ngay mùa giải 2012, BTC giải cũng đã xác định có một số lãnh đội tiêu cực, một vài trận đấu nghi ngờ, trọng tài bị đặt trong tầm ngắm…
Hầu hết những câu chuyện trên đều có kết cục giống nhau: nói để cho biết và cũng chẳng ai làm sao cả. Đều như là những trò đùa.
Có lẽ chúng ta cần làm hơn là nói và ra những văn bản kiểu như văn bản của BTC giải mới đây “đề nghị tăng cường công tác điều hành, quản lý tốt, quán triệt các quan chức và cầu thủ, thi đấu với tinh thần nhiệt tình, quyết tâm cao độ và kiên quyết đề phòng ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra, các hiện tượng dàn kết quả trận đấu như nhường điểm, cho điểm hoặc thái độ buông xuôi ở các CLB đã đủ điểm trụ hạng, hoặc CLB có nguy cơ xuống hạng cao…”
Khi VPF ra đời, điều làm người hâm mộ ấm lòng nhất chính là tuyên chiến với tiêu cực |
Nếu ông Blatter cũng có thể đùa, nếu một cầu thủ ở giải Ngoại hạng Anh cũng có thể đùa thì bóng đá Việt cũng dễ biến những chuyện nghiêm túc thành chuyện đùa.
Có một câu đố mà bọn trẻ hay đố nhau “Thứ gì càng rửa càng bẩn?”. Một câu đố có vẻ như phi logic nhưng đáp án ngắn gọn của nó là “nước”. Tất nhiên câu đố và lời giải chỉ đúng khi cái thứ để rửa phải bẩn.
Bóng đá Việt chưa sạch, nhưng với những văn bản chung chung, nhắc nhở cho vui, như thể để đùa thì nó cũng tương tự thứ “càng rửa càng bẩn” vậy thôi.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận