Nhưng trên thực tế, viêm phổi thậm chí có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Thế thì làm thế nào chúng ta có thể phân biệt chính xác 2 bệnh này và biết khi nào bệnh tình trở nên nghiêm trọng?
Viêm phổi khác viêm phế quản
Saba Hamiduzzaman, bác sĩ chuyên khoa phổi tại Đại học Y tế Loma Linda ở Loma Linda, California, giải thích: “Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc của các ống phế quản (ống dẫn khí đến phổi)”.
Viêm phế quản có thể cấp tính hoặc mạn tính và thường trở nặng sau khi một người bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh đường hô hấp khác.
Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, có thể kéo dài trong vài tuần và tự khỏi. Tiến sĩ Hamiduzzaman lưu ý rằng thường không có tổn thương lâu dài do viêm phế quản cấp tính gây ra.
Cô nói: “Viêm phế quản cấp tính thường dễ lây lan và khi bạn ho hoặc hắt hơi qua tay, virus có thể lây lan sang các bề mặt gần bạn. Người xung quanh chạm tay vào các bề mặt đó có thể sẽ bị nhiễm virus”.
Viêm phế quản mạn tính xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay COPD, bệnh viêm phổi mạn tính gây cản trở luồng khí từ phổi) và có tiền sử hút thuốc.
Trong khi đó, viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phế nang hoặc các túi khí trong phổi chứa không khí bạn hít vào. Theo Mayo Clinic, viêm phổi có thể đe dọa tính mạng.
Tiến sĩ Hamiduzzaman giải thích: “Viêm phổi do vi khuẩn gây ra và hiếm khi liên quan đến virus, có nghĩa nó thường không lây nhiễm vì sự nhiễm trùng nằm trong túi khí của phổi và không truyền sang tay hoặc bề mặt khi bạn ho”.
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản là gì?
Theo tiến sĩ Hamiduzzaman, viêm phế quản mạn tính có thể nghiêm trọng hơn so với chẩn đoán cấp tính vì nó có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra và thường sẽ bùng phát vào mùa đông.
Các triệu chứng ho có đờm có thể kéo dài khoảng 3 tháng. Để được coi là mạn tính, bệnh sẽ tái phát mỗi năm trong ít nhất hai năm. Các triệu chứng của viêm phế quản bao gồm ho, nghẹt mũi, tắc nghẽn ngực, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp.
Các triệu chứng của bệnh viêm phổi
Tiến sĩ Hamiduzzaman cho biết rằng khi một người nào đó bị viêm phổi, các túi khí chứa đầy vi khuẩn và dịch nhầy gây ra ho có đờm hoặc mủ, sốt, ớn lạnh và/hoặc khó thở.
Các triệu chứng của viêm phổi có thể kéo dài đến 2-3 tuần và bao gồm ho, tắc nghẽn ngực, sốt cao, buồn nôn, ớn lạnh, lú lẫn (nếu người bệnh trên 65 tuổi), đau ngực trầm trọng hơn khi thở, giảm sự thèm ăn.
Viêm phổi và viêm phế quản được chẩn đoán thế nào?
Nhiều triệu chứng ở trên khá giống nhau có khả năng dẫn đến sự nhầm lẫn về tình trạng bệnh mà bạn có thể mắc phải. Tiến sĩ Hamiduzzaman cho biết viêm phế quản nhẹ hơn, trong khi viêm phổi nặng hơn và thường kèm theo sốt.
Tiến sĩ Hamiduzzaman nói rằng chẩn đoán viêm phế quản có thể được thực hiện bằng cách xác định các triệu chứng trên và đôi khi người ta sẽ lấy dịch mũi họng để xem loại virus nào đang gây ra các triệu chứng.
“Nếu triệu chứng của bạn kéo dài hơn 2-3 tuần hoặc nếu có sự thay đổi về màu sắc hoặc số lượng của đờm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có kế hoạch điều trị”, cô ấy nói.
Tiến sĩ Hamiduzzaman cho biết chẩn đoán viêm phổi sẽ yêu cầu chụp X-quang phổi để xem sự bất thường trong phổi, nơi xuất hiện bệnh viêm phổi.
Có khả năng mắc cả 2 bệnh không?
“Mặc dù có thể bị cả 2 bệnh nhiễm trùng cùng một lúc, nhiều khả năng viêm phế quản không được điều trị sẽ di chuyển từ đường thở xuống phổi và trở thành viêm phổi. Và thế là bệnh nhân sẽ bị tái phát”, cô giải thích.
Cách điều trị cho từng loại bệnh
Tiến sĩ Hamiduzzaman cho biết điều trị viêm phế quản thường bao gồm các loại thuốc để hạ sốt. Ngoài ra, bổ sung nước và các loại vitamin như vitamin C có thể giúp giảm thời gian có triệu chứng của viêm phế quản.
Nếu bạn bị viêm phổi do vi khuẩn, bạn sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, đặc biệt nếu các triệu chứng tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với viêm phổi do virus, điều trị có thể đơn giản như theo dõi chất lỏng và kiểm soát các triệu chứng nhẹ hơn. Tiến sĩ Hamiduzzaman nói: “Nếu các triệu chứng đủ nghiêm trọng, bạn phải đến bệnh viện để tiêm kháng sinh hoặc tiêm bổ sung oxy".
Bình luận