Theo Daily Mail, một vết nứt lớn mới kéo dài hàng km bất ngờ xuất hiện ở Kenya, châu Phi. Rãnh nứt này đang tiếp tục phát triển và khiến cho một phần cao tốc Nairobi-Narok sụp đổ, kèm theo động đất trong khu vực.
Các nhà nghiên cứu cho rằng trong hàng triệu năm tới lục địa châu Phi có thể tách làm hai.
Theo đó, Trái Đất là một hành tinh thay đổi liên tục, dù con người có thể không nhận biết được. Ban đầu, thạch quyển (hình thành bởi lớp vỏ và phần trên của lớp phủ Trái Đất) bị vỡ thành một số mảng kiến tạo. Các mảng này không đứng yên mà di chuyển tương đối với nhau ở các tốc độ khác nhau, trượt trên một quyển mềm (nằm dưới thạch quyền, bao gồm các lớp đá nóng chảy).
Chính xác cơ chế hoặc các cơ chế gây nên chuyển động này vẫn còn gây tranh cãi, song chúng được cho là có liên quan đến các dòng đối lưu trong thạch quyển và các lực tạo thành ở biên giới các mảng kiến tạo.
Những lực này khiến các mảng di chuyển, ngăn những mảng này không bị vỡ, tạo thành vết nứt hoặc dẫn đến sự hình thành biên giới mới.
Khi thạch quyển chịu tác động của một lực nằm ngang, nó sẽ giãn ra và trở nên mỏng hơn. Cuối cùng nó sẽ vỡ và tạo ra thung lũng tách giãn (rift valley). Tách giãn là bước đầu của quá trình tách vỡ lục địa, và nếu thành công, nó sẽ tạo thành một lưu vực đại dương mới.
Thung lũng tách giãn Đông Phi (East African Rift Valley) trải dài hơn 3.000 km từ Vịnh Aden phía Bắc Zimbabwe đến phía Nam là ví dụ của hiện tượng này.
Thung lũng có khả năng chia đôi châu Phi thành mảng kiến tạo Somali và mảng kiến tạo Nubian. Các hoạt động địa chất dọc Ethiopia, Kenya và Tanzania trở nên rõ ràng khi rãnh nứt Tây Nam Kenya xuất hiện.
Trên Trái Đất khoảng 138 triệu năm trước, hiện tượng tương tự được cho là xảy ra ở Nam Đại Tây Dương, khiến lục địa Nam Mỹ và châu Phi chia tách – được giải thích bằng đường bờ biển khớp nhau như xếp hình của hai lục địa này.
Video: Kenya đang tách dần làm đôi tại thung lũng giãn tách
>>> Đọc thêm: Tàu không gian nặng 8,5 tấn của Trung Quốc có thể sắp rơi xuống Mỹ
Bình luận