1. Vị vua nào đề xướng xây dựng bia ghi danh tiến sĩ ở Quốc Tử Giám?
- A
Lê Thánh Tông
Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông mới cho lập nhà Quốc Tử Giám. Đây được coi là trung tâm học hành bậc nhất đất nước lúc bấy giờ. Khi mới lập, trường chỉ dành cho con vua và con bậc đại quyền quý trong triều. Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận con cái thường dân có học lực xuất sắc.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là trường quốc học đầu tiên ở nước ta, đào tạo nhiều thế hệ hiền tài từ thời Lý đến thời Lê - những người có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển đất nước.
Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) là người đề xướng dựng bia ghi danh tiến sĩ để tôn vinh các trí thức nho học đỗ đạt. Đến nay, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn lưu giữ được 82 bia ghi rõ họ tên, quê quán của 1.304 nhà trí thức khoa bảng (85 trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; 283 hoàng giáp và 939 tiến sĩ). 82 bia tiến sĩ đã được UNESCO công nhận là "Di sản tư liệu thế giới". - B
Lê Trang Tông
- C
Lê Anh Tông
- D
Lê Nhân Tông
2. Tấm bia được dựng sớm nhất năm bao nhiêu?
- A
1484
Theo Cục di sản văn hóa, trong số các văn bia, bia tiến sĩ có niên đại sớm nhất, được dựng năm 1484, đời vua Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442. Còn bia tiến sĩ có niên đại muộn nhất được dựng vào năm 1780, ghi về khoa thi năm 1779.
- B
1485
- C
1486
- D
1487
3. Ai là người đứng đầu trong bia tiến sĩ ở Văn Miếu?
- A
Nguyễn Trãi
- B
Mạc Đình Thi
- C
Nguyễn Trực
Theo Bảo tàng lịch sử quốc gia, Nguyễn Trực, nguyên quán xã Bối Khê, huyện Thanh Oai. Nay là thôn Bối Khê, xã Tam Hưng huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 25 tuổi, Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo 3 (1442) đời Lê Thái Tông.
Cha của Nguyễn Trực là Nguyễn Thì Trung, người có học vấn cao, làm Giáo thụ Quốc Tử Giám dưới triều vua Lê Thái Tông. Gia đình tuy làm quan trong triều nhưng rất thanh bạch. Nhà nghèo, Nguyễn Trực thường phải vừa chăn trâu vừa treo sách sừng trâu học, không biết mỏi mệt. Mười hai tuổi giỏi văn, thơ.
Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434), tuổi 17, Nguyễn Trực dự kỳ thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên). Năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442), 25 tuổi, dự thi Đình, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên). Ông được nhà vua ban sắc "Quốc Tử Giám Thi thư" và thưởng Á Liệt Khanh, đứng đầu trong 33 vị Tiến sĩ cùng khoa.
Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, vua Lê ban mũ áo Trạng nguyên vinh quy về làng. Tên tuổi Nguyễn Trực về sau được đứng đầu trong bia Tiến sĩ đầu tiên (số 1) ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). - D
Chu Văn An
4. Nguyễn Trực mấy lần từ chối chức quan?
- A
1
- B
2
- C
3
Năm 1442, cha ông qua đời, Nguyễn Trực phải về chịu tang. Năm Giáp Tý (1444), vua Lê Nhân Tông ban chức "Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ". Năm Ất Sửu (1445) được đổi lại thành "Thiếu trung khanh đại phu", Ngự sử đài ngự sử thị Đô úy". Nguyễn Trực đều dâng biểu từ chối, khiến vua Lê phải ra sắc dụ tới ba lần ông mới chịu nhận.
- D
4
5. Ông từng thi đỗ trạng nguyên dưới triều đại nào ở Trung Quốc?
- A
Nhà Đường
- B
Nhà Tần
- C
Nhà Thanh
- D
Nhà Minh
Sau khi ra làm quan, Nguyễn Trực được vua cử làm Chánh sứ sang nhà Minh. Đúng lúc gặp kỳ thi Đình, trạng nguyên Nguyễn Trực cùng với Phó sứ Trịnh Thiết Trường muốn cho nhà Minh biết đến tài học của dân ta, nên xin dự thi được vua Minh chấp nhận cho phép dự thi.
Khi vào thi cũng phải chấp hành nội quy trường thi như các thí sinh khác, khi chấm thi xong, khớp phách kết quả: Nguyễn Trực đậu Trạng nguyên, Trịnh Thiết Trường đậu Bảng nhãn.
Vua nhà Minh phải khen ngợi: "Đất nào cũng có nhân tài" và phong cho Nguyễn Trực là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Trở về nước, cả hai ông đều được nhà vua phong chức Thượng thư và ban thưởng tám chữ vàng "Thành công danh Nam Bắc triều biên ngã" (công danh cả hai nước đều hoàn thành).
Bình luận