• Zalo

Hai vị vua cuối cùng nhà Hậu Lê bị cướp ngôi, nhận kết cục bi thảm, là ai?

Hỏi - ĐápThứ Sáu, 15/09/2023 07:05:30 +07:00Google News
(VTC News) -

Hai vị vua cuối cùng nhà Hậu Lê đều bị Mạc Đăng Dung kiểm soát và thâu tóm quyền lực, dẫn đến những kết cục bi thảm.

Hai vị vua cuối cùng nhà Hậu Lê bị cướp ngôi, nhận kết cục bi thảm, là ai? - 1

1. Triều đại nhà Lê trải qua bao nhiêu đời vua?

  • A

    24

  • B

    25

  • C

    26

    Triều đại Hậu Lê có tổng cộng 26 vua. Trong đó, nhà Lê sơ có 10 vua (có tài liệu chép 11 vua) và nhà Lê trung hưng có 16 vua. Đây là triều đại phong kiến trải qua nhiều đời vua nhất trong sử Việt.
    10 vị vua nhà Lê sơ thuộc 6 thế hệ bao gồm: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng. Đây là thời kỳ các vua nhà Lê nắm trọn quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam.
    Một số tài liệu chép nhà Lê sơ trải qua 11 đời vua. Vị vua còn lại được nhắc đến là Lê Nghi Dân, lên ngôi sau khi lật đổ Lê Nhân Tông. Nhưng chưa tròn một năm, ông đã bị các đại thần lật đổ vì cho rằng không có tài cán và mang tội phản nghịch. Sau khi bị lật đổ, ông bị giáng làm Lệ Đức hầu và sử sách thường không coi ông là vị quân chủ chính thống của nhà Hậu Lê.
    16 vị vua nhà Lê trung hưng bao gồm: Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Thế Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Đế Duy Phương, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông, Lê Hiển Tông và Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống).

  • D

    27

Hai vị vua cuối cùng nhà Hậu Lê bị cướp ngôi, nhận kết cục bi thảm, là ai? - 2

2. Mạc Đăng Dung lấn át quyền thế triều đại nhà Hậu Lê từ thời vua nào?

  • A

    Lê Chiêu Tông

    Vua Lê Chiêu Tông, tên húy là Lê Y, sinh ngày 4/10/1506, là con trưởng của Lê Sùng, mẹ là Trịnh Thị Loan. Xét theo dòng dõi, ông là chắt của vua Lê Thánh Tông. Năm 1516, Trịnh Duy Sản giết vua Lê Tương Dực do không nghe lời khuyên, ngược lại còn đánh đập ông. Sau đó, Duy Sản lập Lê Chiêu Tông làm vua.
    Lên ngôi năm 10 tuổi, giữa lúc tình hình trong nước có nhiều rối ren, giặc giã nổi lên như ong, mọi việc triều đình thời Lê Chiêu Tông đều do Trịnh Duy Sản chủ trương. Thời gian có Trịnh Duy Sản ở bên, vua đã dẹp loạn được cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất đầu thế kỷ 16 do Trần Cảo đứng đầu.
    Tuy nhiên, sau khi Trịnh Duy Sản chết, các đại thần như Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy, Trần Chân lại nảy sinh mâu thuẫn. Mạc Đăng Dung, người xuất thân từ đội quân Túc vệ cầm dù theo vua Lê Uy Mục đã lấn át quyền thế, cơ nghiệp nhà Lê sơ (còn gọi là nhà Hậu Lê giai đoạn đầu) tiêu vong từ đây.

  • B

    Lê Uy Mục

  • C

    Lê Phế Đến

  • D

    Lê Hiến Tông

Hai vị vua cuối cùng nhà Hậu Lê bị cướp ngôi, nhận kết cục bi thảm, là ai? - 3

3. Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực trong triều đình vua Lê Chiêu Tông theo hình thức nào?

  • A

    Quyền lực đàn áp

  • B

    Dùng lòng dân để ép vua

  • C

    Lấy em gái vua

  • D

    Từng bước thâu tóm binh quyền

    Theo Lịch sử Việt Nam, thời Lê Uy Mục tuyển dũng sĩ, Mạc Đăng Dung dự thi môn đánh vật, do có sức khỏe đã trúng Đô lực sĩ xuất thân, được sung vào đội Túc vệ cầm dù theo vua. Kể từ đó, ông liên tiếp được thăng chức. Đến năm 1511, khi 29 tuổi, Mạc Đăng Dung được tiến phong làm Vũ Xuyên bá.
    Để lấy uy tín với triều đình và tăng cường thế lực của mình, Mạc Đăng Dung đã từng bước loại trừ các thế lực chống đối, phái cựu thần nhà Lê sơ và các cuộc khởi nghĩa nông dân. Ông khôn khéo nhiều lần dâng sớ kể tội các quan trong triều như Cồ Khắc Xương, Trần Công Vụ, thậm chí cả quan đại thần Lê Quảng Độ, người cùng Trịnh Duy Sản lật đổ ông vua Lợn Lê Tương Dực. Vua Lê Chiêu Tông luôn nghe theo sớ tâu của Mạc Đăng Dung mà xử tử các quan.
    Do có công lao đánh dẹp và mưu kế trừ khử những kẻ được coi là tà thuật, phản nghịch trong triều, Mạc Đăng Dung được vua tin là người trung thực, hiểu lẽ cương thường nên càng thêm ân sủng và liên tục thăng chức. Còn Mạc Đăng Dung ngày càng được triều đình và nhiều người biết đến.
    Năm 1521, Mạc Đăng Dung được vua Lê Chiêu Tông phong làm Nhân quốc công, tiết chế các quan thủy, bộ của 13 đạo, sau lại được phong làm Thái phó. Do nắm được binh quyền, Mạc Đăng Dung từ đấy chuyên quyền, một mình xử lý mọi việc, quyền thần không ai dám chống đối.
    Đánh dẹp được các thế lực thù địch trong triều và đàn áp được nhiều cuộc khởi nghĩa, "lòng người ai cũng hướng về Mạc Đăng Dung" (Lê Quý Đôn toàn tập). Vì thế, Mạc Đăng Dung càng chú tâm vào việc chiếm ngôi nhà Lê sơ.
    Mạc Đăng Dung khôn khéo bố trí họ hàng thân thích, những người cùng vây cánh vào vị trí quan trọng trong triều đình và ngoài trấn. Uy thế của ông ngày càng lớn, nghi thức đi lại trong triều không khác bậc đế vương. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Mạc Đăng Dung đi bộ thì dùng lọng phượng dát vàng, đi thủy thì thuyền rồng dây kéo, ra vào trong cung cấm, không kiêng sợ gì".

Hai vị vua cuối cùng nhà Hậu Lê bị cướp ngôi, nhận kết cục bi thảm, là ai? - 4

4. Vua Lê Chiêu Tông đã làm gì khi nhận thấy rõ sự chuyên quyền, lộng hành của Mạc Đăng Dung?

  • A

    Sát hại Mạc Đăng Dung

  • B

    Bỏ chạy khỏi kinh thành

    Trước sự chuyên quyền, lộng hành của Mạc Đăng Dung, vua Lê Chiêu Tông và một số cựu thần trung thành như Phạm Hiến, Phạm Thứ muốn tạm thời bỏ kinh thành chạy ra ngoài.
    Ngày 17/7/1522, vua Lê Chiêu Tông cùng các đại thần trốn ra xã Mộng Sơn, huyện Minh Nghĩa, trấn Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Nhưng ngay ngày hôm sau, Mạc Đăng Dung đã sai Hoàng Duy Nhạc đem quân đuổi kịp. Vua Chiêu Tông huy động lực lượng đánh bại quân của Mạc Đăng Dung. Ông được nhiều cựu thần địa phương ủng hộ.
    Tháng 10/1522, theo mật chiếu của vua Lê Chiêu Tông, Trịnh Tuy đem hơn 10.000 quân ba phủ từ Thanh Hóa và các xứ đến hộ giá. Do bị ly gián, thuộc tướng của Trịnh Tuy là Bùi Bá Kỷ vào hầu vua bị Phạm Điền tâu vua giết hại. Trịnh Tuy tức giận nên ép Chiêu Tông bỏ kinh sư về Thanh Hóa, giải tán hết các đạo binh. Thế lực của vua Chiêu Tông từ đây suy sụp; các cựu thần hết hy vọng vào việc vực dậy triều Lê sơ.
    Năm 1523, Mạc Đăng Dung sai người đi đánh tan quân của Trịnh Tuy. Trịnh Tuy liền đưa vua Chiêu Tông lên châu Lang Chánh (Thanh Hóa) trốn. Năm đó, Đăng Dung giáng Chiêu Tông xuống làm Đà Dương vương.

  • C

    Trở thành vua bù nhìn

  • D

    Kìm hãm dần quyền lực của Mạc Đăng Dung

Hai vị vua cuối cùng nhà Hậu Lê bị cướp ngôi, nhận kết cục bi thảm, là ai? - 5

5. Khi vua bỏ chạy ra ngoài, Mạc Đăng Dung lập ai lên làm vua?

  • A

    Con trai 

  • B

    Tự phong

  • C

    Anh trai Lê Chiêu Tông

  • D

    Em trai Lê Chiêu Tông

    Ngày 1/8/1522, ngay sau khi vua Lê Chiêu Tông cùng một số cựu thần bỏ kinh thành ra ngoài, Mạc Đăng Dung cùng các quan tôn hoàng đệ của Lê Chiêu Tông là Lê Xuân lên ngôi hoàng đế.
    Lê Xuân chính là Lê Cung Hoàng, vua cuối cùng của giai đoạn Lê sơ - nhà Lê sơ. Ông sinh ngày 26/7/1507, là em ruột của Chiêu Tông. Lê Cung Hoàng lên ngôi nhưng chỉ là ông vua bù nhìn, là quân bài bị Mạc Đăng Dung khống chế, thực tế không có quyền hạn gì và cũng không có tài năng gì.
    Mạc Đăng Dung tự thăng mình làm các chức vụ quan trọng trong triều, tự thăng, giáng, thưởng, phạt các tướng sĩ, quan lại có công với mình và thẳng tay loại bỏ các văn thần, võ tướng không theo hoặc chống đối. 

Hai vị vua cuối cùng nhà Hậu Lê bị cướp ngôi, nhận kết cục bi thảm, là ai? - 6

6. Với quyền thế của Mạc Đăng Dung, Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng đều phải chịu kết cục thảm hại là gì?

  • A

    Bị đua đi đày

  • B

    Chết bi thảm

    Ngày 18/12/1526, Mạc Đăng Dung sai Phạm Kim Bảng bí mật giết vua Lê Chiêu Tông ở phường Đông Hà, Thăng Long, rồi cho đem an táng ở lăng Vĩnh Hưng huyện Thanh Đàm. Chiêu Tông bị giết, vai trò lá chắn của Cung Hoàng không còn. Đăng Dung tính chuyện cướp ngôi nhà Lê, giả cách lui về Cổ Trai (Hải Phòng) nhưng thực tế vẫn nắm triều đình.
    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 4/1527, vua Cung Hoàng sai người cầm cờ tiết mao, mang kim sách, mũ áo ô lọng, đai ngọc, kiệu tía, tán tía, quạt vẽ đến làng Cổ Trai, tấn phong Mạc Đăng Dung làm An Hưng vương, gia thêm cửu tích gồm xe ngựa, y phục, nhạc khí, cửa sơn son, nạp bệ (bệ riêng trên điện để ngồi), quân hộ vệ, cung tên, phủ việt, rượu ngon để tế thần. Nghi thức ban tặng đó thể hiện sự trọng đãi của nhà vua với Mạc Đăng Dung.
    Tháng 6/1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai trở lại kinh sư trong sự tiếp đón của nhiều thần dân. Ép vua phải nhường ngôi nhưng để hợp thức hóa, Mạc Đăng Dung đã sai người tự thảo chiếu nhường ngôi.
    Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế từ đó, ban lệnh đại xá thiên hạ, lập tức phế truất vua Lê Cung Hoàng, đem giam cùng thái hậu ở cung Tây Nội. Vài tháng sau, Mạc Đăng Dung bắt Cung Vương và thái hậu phải tự tử.
    Như vậy, sau 100 năm thống trị đất nước (1428-1527), quyền thống trị của nhà Lê sơ tạm thời chấm dứt. Mạc Đăng Dung do nắm được thời thế và bằng tài năng đã lật đổ vua Lê, lập nên vương triều nhà Mạc và tiếp tục cai quản đất nước.

  • C

    Trốn sang nước láng giềng

  • D

    Không rõ tung tích

Mạc Đăng Dung phế vua Lê Chiêu Tông. (Nguồn: VTV.VN)

Hà Cường
Bình luận
vtcnews.vn