1. Vị trạng nguyên nào từng từ chối lấy công chúa làm vợ?
- A
Bùi Quốc Khái
- B
Mạc Hiển Tích
- C
Lê Văn Thịnh
- D
Đặng Công Chất
Theo Viện nghiên cứu hán nôm, Đặng Công Chất sinh ngày 28/8 năm Nhâm Tuất (1622) ở làng Phù Đổng huyện Tiên Du (nay là xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Ông vốn họ Trần, dòng dõi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Đặng Công Chất là người có tài kiêm văn võ, nội trị, ngoại giao và cũng là người có đạo đức, trung trực, liêm khiết. Năm ngoài 30 tuổi, ông thi đỗ trạng nguyên, được vua ban thưởng và ngỏ ý gả cho công chúa.
2. Vì sao ông từ chối lấy công chúa làm vợ?
- A
Đã có vợ ở quê nhà
Đặng Công Chất từ chối lấy công chúa làm vợ vì ở quê đã có vợ. Việc này làm cho vua không hài lòng. Một năm sau, vua điều ông đi dẹp loạn ở Nghệ An rồi được cử làm Đốc thị xứ ấy.
Vài năm qua đi, khi vua đã nguôi giận, ông được triệu về kinh cử làm Hàn Lâm Viện thị giảng, chính. Trong thời gian này ông tham gia biên soạn Đại Việt sử ký tục biên do Tham tụng Phạm Công Trứ chủ biên.
Tháng 3 năm Ất Tỵ ông được thăng chức Hữu thị lang Bộ Công. Ông cùng các quan Hồ Sĩ Dương và Đào Công Chính biên tập cuốn Trùng san Lam Sơn thực lục. - B
Cảm thấy không xứng đáng
- C
Do bệnh tật
- D
Về quê chăm sóc mộ phần cha mẹ
3. Ông Đặng Công Chất đỗ trạng nguyên năm nào?
- A
1660
- B
1661
Theo Viện nghiên cứu hán nôm, Đặng Công Chất đỗ trạng nguyên khoa Tân Sửu, Vĩnh Thọ thứ tư (1661). Ông là đồng tác giả Trùng san Lam Sơn thực lục và Đại Việt sử ký tục biên. Ông còn có nhiều công lao về nội trị, ngoại giao đối với đất nước.
- C
1662
- D
1663
4. Ông Chất giữ chức vụ gì trong triều đình trước khi mất?
- A
Chánh nhị phẩm
- B
Tòng nhất phẩm
- C
Chánh nhất phẩm
- D
Binh bộ Thượng thư
Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1682) đoàn sứ bộ về đến Thăng Long, Đặng Công Chất được vua chúa khen ngợi, thăng Binh bộ Thượng thư.
Nhưng chưa được bao lâu, ngày 7/2 năm Quý Hợi (1683), ông mất, vua lấy làm thương tiếc, đặt tên hiệu là Trung Túc, tặng chức Lại bộ Thượng thư, Thiếu Bảo và tước Khánh Xuyên Bá. Thế phả đánh giá: “Đặng Công Chất là người khẳng khái có chí lớn, không làm dinh thự và để của. Làm quan chẳng thiết lợi lộc, bao nhiêu bổng lộc đem cấp cho người thân thuộc, nhà không có của thừa...Lúc bé thường ăn canh mướp đến khi phú quý vẫn ăn canh mướp”.
4. Nhà thờ ông Đặng Công Chất nằm ở đâu?
- A
Xóm Dâu
Nhà thờ ông Đặng Công Chất nằm ở xóm Dâu, thôn Phù Đổng II, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Cổng đền làm theo kiến trúc “tam môn”, ba cửa cuốn vòm, cửa giữa rộng và cao hơn hai cửa bên. Bốn chữ Hán đắp nổi “Đặng Trần gia miếu” (tạm dịch: Nhà thờ dòng họ Đặng Trần), được “đặt” ở vị trí trung tâm tầng 2 cổng chính.
Nhà thờ có kiến trúc hình chữ nhị, tòa tiền tế gồm ba gian hai dĩ, làm theo kiểu đầu hồi bít đốc tay ngai... - B
Xóm Đạo
- C
Làng cổ Đông Ngạc
- D
Làng Cựu Phú Xuyên
6. Nhà thờ ông Đặng Công Chất được công nhận là di tích quốc gia năm nào?
- A
2005
- B
2006
- C
2007
Nhà thờ trạng nguyên Đặng Công Chất được xây dựng lần đầu tiên trên nền của trường Xuân Phố, nơi hàng ngày thầy giáo Đặng Công Chất dạy học. Sau này, do thiên tai, nhà thờ đã được di dời và trải qua bốn lần trùng tu.
Nơi đây không chỉ là nơi tưởng nhớ tổ tiên, đó còn là nơi lưu giữ và phát huy truyền thống lịch sử của mảnh đất quê hương Thánh Gióng. Nhà thờ Trạng nguyên Đặng Công Chất được công nhận di tích quốc gia năm 2007. Cùng với rất nhiều di tích khác ở địa phương, nhà thờ trạng nguyên Đặng Công Chất như một minh chứng góp thêm cho mảnh đất giàu truyền thống của Phù Đổng. - D
2008
Bình luận