1. Nữ tướng nào trong lịch sử Việt Nam từng từ chối làm Vương phi?
- A
Triệu Thị Trinh
- B
Lê Thị Hoa
- C
Hai Bà Trưng
- D
Phạm Thị Toàn
Đại Việt sử ký toàn thư viết, vào thời đất nước còn bị quân Lương đô hộ, ở trang Vân Lộng, xứ Đông (nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) có ông Phạm Lương vợ mất sớm, gà trống nuôi con gái là Phạm Thị Toàn khôn lớn. Ông vốn là người có chí lớn, luôn đau đáu trong sự an nguy của dân chúng nên luôn nhắc nhở con gái về nỗi đau người dân mất nước. Ông cũng chính là người truyền thụ võ công, cách bày binh bố trận cho Phạm Thị Toàn.
Khi nghe tin Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa, Phạm Lương bán sạch tài sản cùng con gái tham gia nghĩa quân. Về sau người con gái tên Phạm Thị Toàn của ông trở thành bậc danh tướng kiệt xuất của nhà nước Vạn Xuân. Bà hết lên Bắc lại xuống Nam tham gia hầu hết các trận đánh quan trọng.
Năm 544, Lý Bí lên ngôi tự xưng là Lý Nam Đế, lấy niên hiệu là Thiên Đức và đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Sau khi lên ngôi, vua nhớ đến người con gái xinh đẹp và tài giỏi Phạm Thị Toàn nên cho người đón nàng vào cung lập làm vương phi. Nhưng Phạm Thị Toàn đã từ chối.
2. Lý do bà Phạm Thị Toàn từ chối làm Vương phi?
- A
Về quê chăm sóc mộ phần cha mẹ
Bà Phạm Thị Toàn đã từ chối làm Vương phi vì muốn được về quê hương chăm sóc mộ phần cha mẹ, vui thú ruộng vườn và nghe câu kinh tiếng kệ. Biết rằng không thể lay chuyển ý định của người phụ nữ có ý chí thép, Lý Nam Đế đã chấp thuận nguyện vọng của Phạm Thị Toàn.
Nữ tướng Phạm Thị Toàn về quê lập chùa tịnh tu cho đến lúc mất. - B
Cảm thấy không xứng đáng
- C
Do bệnh tật
- D
Đã có vị hôn phu
3. Vào năm bao nhiêu, vua Lý Nhân Tông sắc phong cho Phạm Thị Toàn là “công chúa ni cô”?
- A
1100
- B
1101
- C
1102
- D
1103
Năm Quý Mùi (1103) niên hiệu Long Phù thứ 3 đời vua Lý Nhân Tông đã ban sắc phong cho Phạm Thị Toàn là “công chúa ni cô”.
4. Sau khi bà Phạm Thị Toàn mất, người dân lập đền thờ tôn bà là gì?
- A
Thánh Thiên Công Chúa
- B
Công chúa ni cô
- C
Thành Hoàng
Tương truyền, sau khi bà mất người dân đã lập đền thờ tôn bà làm Thành Hoàng. Bà rất linh thiêng, từng hiển linh giúp cho quân tướng nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông.
- D
Bà Hoàng
5. Vua Lý Nam Đế từng xuất thân từ đâu?
- A
Nông dân
- B
Chú tiểu
Theo tư liệu tại Bảo tàng lịch sử quốc gia, Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn) là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa năm Tân Dậu (541) lật đổ chính quyền đô hộ, xây dựng chính quyền tự chủ của nhà nước Vạn Xuân. Ông xưng đế và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Lý Bí xuất thân trong một gia đình “đời đời là hào hữu”, cha là Lý Toản, tù trưởng bộ lạc, mẹ là Lê Thị Oánh, người Ái Châu (nay là Thanh Hóa). Là con độc nhất trong gia đình, từ nhỏ đã tỏ rõ là người thông minh, hiểu biết. Thế nhưng ông sớm phải sống trong cảnh mồ côi, khi lên 5 tuổi thì cha mất, 7 tuổi mẹ lâm bệnh qua đời.
Lý Bí được người chú ruột đón về nuôi dưỡng. Một hôm có vị thiền sư đến làm lễ tại ngôi chùa trong làng, tình cờ nhìn thấy Lý Bí. Ngắm dung mạo cậu bé khôi ngô, thiền sư biết là người sau này có thể làm lên sự nghiệp.
Biết hoàn cảnh đáng thương của Lý Bí, thiền sư liền đến gặp người chú xin đem cậu bé về làm “con nuôi cửa phật”. Từ đó Lý Bí trở thành chú tiểu, theo Pháp tổ thiền sư về chùa Linh Bảo ở đất Giang Xá (nay thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội). - C
Thầy dạy chữ
- D
Con phú ông
6. Vua Lý Nam Đế chết vì bị bệnh gì?
- A
Nhiễm lam hướng
Năm 548, ngày 20 (ngày Tân Hợi) tháng 3 (tức ngày 13 tháng 4 dương lịch), Lý Nam Đế ở động Khuất Lão lâu ngày bị nhiễm lam chướng (Khí coi là độc bốc lên ở vùng rừng núi khiến người dễ sinh bệnh) ốm qua đời. Ông ở ngôi được năm năm (543–548), thọ 46 tuổi.
- B
Bệnh lao
- C
Bệnh phong
- D
Bệnh sởi
Bình luận