Sân Quân đội Hoàng gia (ảnh) nằm ngay thủ đô Bangkok vốn không xa lạ với các cầu thủ Việt Nam.
Đây là sân mà đội tuyển nữ Việt Nam hay thi đấu nhất, còn ở cấp đội tuyển thì hay được Thái Lan bố trí làm sân tập trong những giải đấu mà Thái Lan đăng cai.
Sân Quân đội Hoàng gia |
Đây là sân bóng của đội Hoàng gia Thái Lan và từng là sân mà có thời đội Đường sắt Việt Nam thi đấu giải ở đấy.
Ở Thái Lan, có hai sân bóng mà đội tuyển Thái Lan khi thi đấu giao hữu hay được chọn.
Một là sân Rajamangala (sân vận động chính được dùng để tổ chức Asiad 13 năm 1998) và hai là sân Supalachai (sân Quốc gia tổ chức Asiad 1966, 1970). Thường thì LĐBĐ Thái Lan sẽ xác định trận đấu mà chọn sân qua việc “cân, đo, đong, đếm” về độ “nóng” của trận đấu.
Lần này người Thái không tổ chức trận đấu ở những điểm quen thuộc mà đưa về sân cũ và nhỏ của đội bóng Hoàng Gia để tránh việc “loãng” sân khi hai đội tuyển thi đấu mà quá ít khán giả đến thưởng thức.
Video HLV Kiatisuk đánh giá về U23 Việt Nam
Người Thái khác các cổ động viên Việt Nam ở chỗ họ chỉ thích xem đội tuyển thi đấu, còn những đội như Olympic hay U-23 thì số lượng khán giả rất hạn chế. Chính vì thế mà sân Hoàng Gia Thái Lan được xem là sân “phù hợp” cho một trận giao hữu mà độ “nóng” từ người hâm mộ Thái Lan sẽ không cao và ý nghĩa của trận đấu cũng không được người Thái coi trọng.
Đấy cũng là lý do vì sao trận giao hữu diễn ra trên đất Thái Lan mà thông tin từ các trang truyền thông của Việt Nam lại đậm hơn Thái Lan rất nhiều.
Nguồn: Pháp luật TP.HCM
Bình luận