Trong khi Công Phượng tỏa sáng rực rỡ cùng U23 Việt Nam thì Tuấn Anh mất tích đúng vào lúc người hâm mộ chờ đợi vào anh nhất.
XUẤT PHÁT ĐIỂM HOÀN HẢO
Trong lứa cầu thủ khóa I của Học viện HAGL - Arsenal JMG, Công Phượng là cái tên gây được sự chú ý lớn nhất, tạo ra sức hút cực mạnh với người hâm mộ. Tuy nhiên, trong con mắt của giới chuyên môn, Tuấn Anh mới thực sự là “số một” trong số những tài năng trẻ mà bầu Đức đã tốn 7 năm để đào tạo ra.
Trước Giáng Sinh năm 2012, 4 cầu thủ của Học viện HAGL là Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng và Đông Triều được sang Anh tập luyện cùng U18 Arsenal.
Sau khi đọc báo cáo của Học viện, xem băng hình và tận mắt chứng kiến các cầu thủ từ Việt Nam sang thi đấu, HLV Wenger đã chấm Tuấn Anh. Thậm chí vị thuyền trưởng của Arsenal còn tính chuyện giới thiệu tiền vệ sở hữu kỹ thuật điêu luyện, nhãn quan chiến thuật sắc bén và những đường tỉa bóng sắc như dao cạo sang Hy Lạp thi đấu để tích lũy thêm kinh nghiệm.
Cánh cửa sang châu Âu chơi bóng vừa rộng mở thì ngay lập tức đóng sập lại với Tuấn Anh. Trước thềm Tết Nguyên Đán, tiền vệ quê Thái Bình bị đứt dây chằng và rách sụn chêm 25%. Dẫu sao, trong cái rủi còn có cái may. Với chấn thương mà những cầu thủ khác phải mất ít nhất một năm mới có thể hồi phục, Tuấn Anh chỉ cần có sáu tháng, nhờ sự tận tình của bầu Đức.
Ông chủ HAGL đã đưa Tuấn Anh sang tận Pháp để những bác sĩ hàng đầu thế giới phẫu thuật, đồng thời thuê chuyên gia vật lý trị liệu chăm sóc cho “gà nòi”.
Tại giải U19 Đông Nam Á 2013, Tuấn Anh tái xuất và nhanh chóng khiến người hâm mộ ngất ngây. HLV U19 Nhật Bản Masakazu Suzuki đã phải thốt lên rằng: “Người hâm mộ Việt Nam có thể ồ lên trước một đường chuyền độc đáo của Xuân Trường, rồi sung sướng khi Công Phượng ghi bàn nhưng để công nhận một tài năng hiếm có của lứa U19, họ cần nhắc đến Tuấn Anh. Tôi thấy cậu ta thực sự đặc biệt”.
Trong mắt HLV Guillaume Graechen, người đào tạo khóa I Học viện HA.GL - Arsenal JMG, Tuấn Anh luôn là nhất. Bằng chứng là ông đã trao chiếc băng đội trưởng U19 Việt Nam cho cậu học trò đến từ Thái Bình. Tuy nhiên, do có chút dị tật ở môi, Tuấn Anh không tự tin xuất hiện trước báo giới nên quyết định từ chối, nhờ đó Công Phượng và Xuân Trường mới có vinh dự được đeo trên tay áo chiếc băng chữ C.
“Thật khó so sánh tài năng của Tuấn Anh và Công Phượng. Tuy nhiên, Tuấn Anh may mắn hơn người đồng đội khi không phải trở thành trung tâm chú ý của dư luận, không phải đối mặt với những câu chuyện hậu trường, được toàn tâm toàn ý chơi bóng”, HLV Nguyễn Thành Vinh phân tích.
Lời phân tích của cựu thuyền trưởng CLB SLNA, Hà Nội ACB và CLB bóng đá Hà Nội hoàn toàn chuẩn xác. Trong khi Công Phượng từng bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề về nghi án gian lận tuổi, chuyện tình cảm với ca sĩ Hòa Minzy thì Tuấn Anh lại chẳng một lần phải đối mặt với áp lực truyền thông, dư luận.
Trong danh sách 9 cầu thủ HAGL được gọi lên U23 Việt Nam chuẩn bị cho vòng loại U23 châu Á, tiền vệ người Thái Bình cũng thuận lợi nhất khi được HLV Miura chấm, giao luôn cho nhiệm vụ làm ông chủ tuyến giữa. Các đồng đội tiết lộ trước thềm vòng loại U23 châu Á, chiến lược gia người Nhật Bản chỉ loay hoay với bài toàn tìm người đá cặp với Tuấn Anh chứ chưa từng nghĩ tới việc “kiểm định” chất lượng của cầu thủ người Thái Bình.
“LẠC NHỊP” TRÊN TUYỂN
Chứng kiến Tuấn Anh thi đấu trong màu áo U23 Việt Nam, người hâm mộ không còn nhận ra tiền vệ từng làm mưa làm gió trong màu áo U19 Việt Nam và HAGL. Cầu thủ quê Thái Bình “lạc nhịp” so với các đồng đội, không còn là ông chủ nơi tuyến giữa, lo nhiệm vụ điều phối bóng.
Thậm chí, pha xoay người, tỉa bóng xé toang hàng phòng ngự cho đồng đội băng xuống lập công vốn đã là thương hiệu của cầu thủ được đồng đội trìu mến gọi là Nhô (Ronaldinho) cũng hoàn toàn mất tích.
Số bàn thắng, số đường kiến tạo cho đồng đội lập công của Tuấn Anh trong màu áo U23 Việt Nam là con số 0 tròn trĩnh. Những pha lên bóng của Olympic Việt Nam cũng không còn thường xuyên qua chân cầu thủ số 8, hình ảnh anh “chạy xe không” đã trở nên quá quen thuộc.
Màn trình diễn mờ nhạt của Tuấn Anh dần khiến HLV Miura mất kiên nhẫn. Vị thuyền trưởng người Nhật Bản bắt đầu rút tiền vệ mang áo số 8 ra khi mà các trận đấu vẫn chưa kết thúc. Thậm chí, trong trận đấu với U23 Nhật Bản, HLV Miura còn cất luôn Tuấn Anh trên băng ghế dự bị, không sử dụng anh một phút nào.
Tới trận gặp “đội bóng lót đường” U23 Macau, HLV Miura quyết định đưa Tuấn Anh trở lại đội hình xuất phát. Chiến lược gia người Nhật Bản hy vọng trước đối thủ yếu, tiền vệ của HA.GL có thể phô diễn, lấy lại sự tự tin cho bản thân. Tuy nhiên, Tuấn Anh lại dính chấn thương, phải nhường lại vị trí thi đấu cho Duy Mạnh.
Có nhiều nguyên nhân để lý giải sự “mất tích” của Tuấn Anh. Thứ nhất, anh mất đối tác ăn ý Xuân Trường ở khu vực giữa sân (chấn thương).
Thứ hai, chưa thích ứng được với lối chơi của Miura. Với HLV Graechen, Tuấn Anh được phép thoải mái cầm bóng, phô diễn kỹ thuật cá nhân. Trong khi đó khi làm việc cùng HLV Miura, các cầu thủ được yêu cầu đá ít chạm, đưa bóng thật nhanh về phía khung thành đối phương.
Đặc biệt, chiến lược gia người Nhật Bản luôn yêu cầu các học trò mạnh mẽ trong các pha tranh chấp tay đôi, đây vốn không phải điểm mạnh của Tuấn Anh. Đặc biệt, Tuấn Anh đã gặp vấn đề thực sự về thể lực.
“Hơn 7 năm qua tôi chỉ làm việc với HLV Graechen, nay làm việc với HLV Miura, người mới nên bị bỡ ngỡ. Cách chơi bóng của hai thầy khác nhau rất lớn. HLV Graechen muốn kiểm soát trận đấu thông qua cầm bóng nhiều, phối hợp nhóm. Trong khi đó HLV Miura yêu cầu chúng tôi đá ít chạm, hướng bóng tới khung thành đối phương nhanh nhất có thể. Các bài tập thể lực của HLV Miura cũng nặng hơn nhiều”, Tuấn Anh chia sẻ.
Việc HLV Miura yêu cầu Tuấn Anh đá thấp hơn so với trong màu áo U19 Việt Nam và HAGL, tham gia nhiều hơn vào phòng ngự, cũng khiến cầu thủ quê lúa không còn là chính mình.
XUẤT PHÁT ĐIỂM HOÀN HẢO
Trong lứa cầu thủ khóa I của Học viện HAGL - Arsenal JMG, Công Phượng là cái tên gây được sự chú ý lớn nhất, tạo ra sức hút cực mạnh với người hâm mộ. Tuy nhiên, trong con mắt của giới chuyên môn, Tuấn Anh mới thực sự là “số một” trong số những tài năng trẻ mà bầu Đức đã tốn 7 năm để đào tạo ra.
Tuấn Anh không thể thăng hoa dưới thời HLV Miura (Ảnh: Quang Minh) |
Sau khi đọc báo cáo của Học viện, xem băng hình và tận mắt chứng kiến các cầu thủ từ Việt Nam sang thi đấu, HLV Wenger đã chấm Tuấn Anh. Thậm chí vị thuyền trưởng của Arsenal còn tính chuyện giới thiệu tiền vệ sở hữu kỹ thuật điêu luyện, nhãn quan chiến thuật sắc bén và những đường tỉa bóng sắc như dao cạo sang Hy Lạp thi đấu để tích lũy thêm kinh nghiệm.
Cánh cửa sang châu Âu chơi bóng vừa rộng mở thì ngay lập tức đóng sập lại với Tuấn Anh. Trước thềm Tết Nguyên Đán, tiền vệ quê Thái Bình bị đứt dây chằng và rách sụn chêm 25%. Dẫu sao, trong cái rủi còn có cái may. Với chấn thương mà những cầu thủ khác phải mất ít nhất một năm mới có thể hồi phục, Tuấn Anh chỉ cần có sáu tháng, nhờ sự tận tình của bầu Đức.
Ông chủ HAGL đã đưa Tuấn Anh sang tận Pháp để những bác sĩ hàng đầu thế giới phẫu thuật, đồng thời thuê chuyên gia vật lý trị liệu chăm sóc cho “gà nòi”.
|
Trong mắt HLV Guillaume Graechen, người đào tạo khóa I Học viện HA.GL - Arsenal JMG, Tuấn Anh luôn là nhất. Bằng chứng là ông đã trao chiếc băng đội trưởng U19 Việt Nam cho cậu học trò đến từ Thái Bình. Tuy nhiên, do có chút dị tật ở môi, Tuấn Anh không tự tin xuất hiện trước báo giới nên quyết định từ chối, nhờ đó Công Phượng và Xuân Trường mới có vinh dự được đeo trên tay áo chiếc băng chữ C.
Duy Mạnh hay hơn Tuấn Anh (Ảnh: Quang Minh) |
Lời phân tích của cựu thuyền trưởng CLB SLNA, Hà Nội ACB và CLB bóng đá Hà Nội hoàn toàn chuẩn xác. Trong khi Công Phượng từng bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề về nghi án gian lận tuổi, chuyện tình cảm với ca sĩ Hòa Minzy thì Tuấn Anh lại chẳng một lần phải đối mặt với áp lực truyền thông, dư luận.
Clip: Tuấn Anh lóng ngóng nhảy dây
thethao/2015/02/28/Tun-Anh-nhy-dy-1425125383.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Ở V.League 2015, HAGL thi đấu không được tốt, đã rơi xuống nửa cuối bảng xếp hạng. Tuy nhiên, Tuấn Anh vẫn không phải nhận bất kỳ lời chỉ trích nào bởi anh là cầu thủ hiếm hoi của đội bóng phố Núi luôn thi đấu với phong độ cao, gánh cả tuyến giữa. Trong danh sách 9 cầu thủ HAGL được gọi lên U23 Việt Nam chuẩn bị cho vòng loại U23 châu Á, tiền vệ người Thái Bình cũng thuận lợi nhất khi được HLV Miura chấm, giao luôn cho nhiệm vụ làm ông chủ tuyến giữa. Các đồng đội tiết lộ trước thềm vòng loại U23 châu Á, chiến lược gia người Nhật Bản chỉ loay hoay với bài toàn tìm người đá cặp với Tuấn Anh chứ chưa từng nghĩ tới việc “kiểm định” chất lượng của cầu thủ người Thái Bình.
“LẠC NHỊP” TRÊN TUYỂN
Chứng kiến Tuấn Anh thi đấu trong màu áo U23 Việt Nam, người hâm mộ không còn nhận ra tiền vệ từng làm mưa làm gió trong màu áo U19 Việt Nam và HAGL. Cầu thủ quê Thái Bình “lạc nhịp” so với các đồng đội, không còn là ông chủ nơi tuyến giữa, lo nhiệm vụ điều phối bóng.
Thậm chí, pha xoay người, tỉa bóng xé toang hàng phòng ngự cho đồng đội băng xuống lập công vốn đã là thương hiệu của cầu thủ được đồng đội trìu mến gọi là Nhô (Ronaldinho) cũng hoàn toàn mất tích.
Tuấn Anh lạc nhịp trên tuyển |
Màn trình diễn mờ nhạt của Tuấn Anh dần khiến HLV Miura mất kiên nhẫn. Vị thuyền trưởng người Nhật Bản bắt đầu rút tiền vệ mang áo số 8 ra khi mà các trận đấu vẫn chưa kết thúc. Thậm chí, trong trận đấu với U23 Nhật Bản, HLV Miura còn cất luôn Tuấn Anh trên băng ghế dự bị, không sử dụng anh một phút nào.
Tới trận gặp “đội bóng lót đường” U23 Macau, HLV Miura quyết định đưa Tuấn Anh trở lại đội hình xuất phát. Chiến lược gia người Nhật Bản hy vọng trước đối thủ yếu, tiền vệ của HA.GL có thể phô diễn, lấy lại sự tự tin cho bản thân. Tuy nhiên, Tuấn Anh lại dính chấn thương, phải nhường lại vị trí thi đấu cho Duy Mạnh.
Clip: Tuấn Anh tập luyện trên đất Malaysia
Trong cuộc thư hùng cuối cùng trên sân Shah Alam, Olympic Việt Nam ghi 7 bàn, giành vé dự VCK U23 châu Á tại Qatar vào năm sau. Tuy nhiên, trên băng ghế, khuôn mặt Tuấn Anh đượm buồn. Chỉ có thể dùng hai từ thất bại để nói về giải đấu đầu tiên mà tiền vệ quê Thái Bình được khoác áo U23 Việt Nam.
|
Thứ hai, chưa thích ứng được với lối chơi của Miura. Với HLV Graechen, Tuấn Anh được phép thoải mái cầm bóng, phô diễn kỹ thuật cá nhân. Trong khi đó khi làm việc cùng HLV Miura, các cầu thủ được yêu cầu đá ít chạm, đưa bóng thật nhanh về phía khung thành đối phương.
Đặc biệt, chiến lược gia người Nhật Bản luôn yêu cầu các học trò mạnh mẽ trong các pha tranh chấp tay đôi, đây vốn không phải điểm mạnh của Tuấn Anh. Đặc biệt, Tuấn Anh đã gặp vấn đề thực sự về thể lực.
“Hơn 7 năm qua tôi chỉ làm việc với HLV Graechen, nay làm việc với HLV Miura, người mới nên bị bỡ ngỡ. Cách chơi bóng của hai thầy khác nhau rất lớn. HLV Graechen muốn kiểm soát trận đấu thông qua cầm bóng nhiều, phối hợp nhóm. Trong khi đó HLV Miura yêu cầu chúng tôi đá ít chạm, hướng bóng tới khung thành đối phương nhanh nhất có thể. Các bài tập thể lực của HLV Miura cũng nặng hơn nhiều”, Tuấn Anh chia sẻ.
Việc HLV Miura yêu cầu Tuấn Anh đá thấp hơn so với trong màu áo U19 Việt Nam và HAGL, tham gia nhiều hơn vào phòng ngự, cũng khiến cầu thủ quê lúa không còn là chính mình.
Clip: 5 siêu phẩm mãn nhãn của bảng I vòng loại U23 Châu Á
Nguồn: Bóng đá
Bình luận