• Zalo

Vì sao Honda, Toyota ngừng nhập khẩu ô tô vào Việt Nam?

Kinh tếThứ Năm, 18/01/2018 15:41:00 +07:00Google News

Đại diện truyền thông của Honda Việt Nam cho biết, sở dĩ các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô ngừng nhập khẩu xe về Việt Nam là do Chính phủ chưa có thông tư hướng dẫn hoàn thiện Nghị định 116.

Thị trường ô tô Việt Nam trong mấy ngày qua đang dậy sóng trước thông tin các doanh nghiệp ô tô FDI như Honda, Toyota, Mitsubishi,... ngừng nhập khẩu ô tô về Việt Nam do Nghị định 116.

Nghị định 116 yêu cầu tất cả các lô xe nhập khẩu đều phải kiểm định, trong khi trước kia chỉ cần kiểm định lô hàng đầu tiên. Theo đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, việc kiểm định có thể mất tới 2 tháng và chi phí lên tới 10.000 USD. 

3_92403

Toyota cho biết họ đã ngừng xuất khẩu ôtô sang thị trường Việt Nam. Hiện ngoài một số mẫu xe lắp ráp trong nước, Toyota Việt Nam đang nhập khẩu xe từ Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản. 

Nghị định mới này cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải có bản sao giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại xe nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài (VTA).

Toyota cho biết, họ đã ngừng xuất khẩu ôtô sang thị trường Việt Nam. Hiện, ngoài một số mẫu xe lắp ráp trong nước, Toyota Việt Nam đang nhập khẩu xe từ Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản.

Lượng xe nhập khẩu chiếm khoảng 1/5 tổng số xe Toyota bán ra thị trường, tương đương trung bình 1.000 xe/tháng. Các mẫu xe nhập khẩu của Toyota bao gồm Hilux, Yaris, Fortuner và tất cả model Lexus. 

"Thị trường Việt Nam tăng trưởng chậm lại trong năm ngoái do người tiêu dùng chờ đợi thời điểm loại bỏ thuế nhập khẩu ASEAN từ năm 2018", ông Michinobu Sugata - Chủ tịch Toyota Motor Thái Lan nói với các phóng viên tại Bangkok, Thái Lan.

xeviosgtishowroomtoyotavnhphc 3

Lượng xe nhập khẩu chiếm khoảng 1/5 tổng số xe Toyota bán ra thị trường, tương đương trung bình 1.000 xe/tháng.  

Trong khi đó, người đồng hương khác của Toyota là Honda, Mitsubishi cũng ngừng nhập khẩu ô tô về Việt Nam.

Trong số các sản phẩm ô tô Honda, có lẽ, mẫu SUV CR-V 7 chỗ là bi kịch nhất. Mẫu xe này chuyển hoàn toàn từ lắp ráp trong nước ở thế hệ trước sang nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan ở phiên bản mới.

India-bound-2017-Honda-CR-V-7-seater-front-quarter

Trong số các sản phẩm ô tô Honda, có lẽ, mẫu SUV CR-V 7 chỗ là bi kịch nhất.

Dưới các quy định ngặt nghèo của Nghị định 116, mẫu CR-V bị chặn lại về mặt pháp lý. Theo thông báo của Honda Việt Nam, những mẫu CR-V 7 chỗ đầu tiên được nhập về một cách “nhỏ giọt” vẫn phải chịu mức thuế tới 30% và khiến mẫu xe này bị độn giá thêm 150 triệu đồng.

Trả lời về vấn đề này, đại diện truyền thông Honda Việt Nam (HVN) cho biết, không chỉ riêng Honda, toàn bộ các doanh nghiệp ô tô trong nước đều không thể nhập khẩu ô tô về Việt Nam.

“Cho tới thời điểm hiện tại, Chính phủ vẫn chưa có thông tư hướng dẫn về việc hoàn thiện các Quy định trong Nghị định 116.

Chính vì vậy, chưa biết đến bao giờ HVN mới hoàn thành xong các thủ tục theo đúng quy định của Nghị định”, đại diện truyền thông của HVN nói.

Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam đều có nhà máy sản xuất ô tô trong nước, đã và đang sản xuất nhiều sản phẩm cung ứng ra thị trường.

TMV cho biết, trong năm 2017, TMV đã đầu tư gần 49 triệu USD, góp phần nâng tổng số tiền đầu tư từ trước tới nay của TMV lên xấp xỉ 195 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu của TMV trong năm 2017, đã đạt mức gần 49 triệu USD, góp phần nâng tổng giá trị xuất khẩu cộng dồn của TMV lên đến xấp xỉ 450 triệu USD.

Mặc dù vậy, trong thời gian gần đây, hai ông lớn trong ngành sản xuất ô tô này đã thay đổi hướng đi của mình, thay vì sản xuất, lắp ráp trong nước thì chuyển sang nhập khẩu từ các nước ASEAN để hưởng lợi từ việc giảm thuế xuống 0%.

 Video: Phát hiện nhiều cây xăng ăn cắp xăng của khách hàng

Việt Vũ
Bình luận
vtcnews.vn