• Zalo

Vì sao EU chưa ra tuyên bố về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

Thế giới Thứ Sáu, 15/07/2016 12:10:00 +07:00Google News

Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk rất thận trọng khi đề cập đến phán quyết của PCA về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, điều này được cho là bởi, một số nước trong EU, đặc biệt là các nước Đông Âu, lo ngại có thể mất đi đối tác thương mại lớn thứ 2 của khối là Trung Quốc.

Ngoài ra, việc hai nước thành viên EU là Slovenia và Croatia cũng đang có tranh chấp lãnh thổ và vụ việc này cũng đang được Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) xem xét giải quyết cũng là yếu tố ngăn cản EU ra tuyên bố về phán quyết của PCA liên quan đến vụ kiện Biển Đông.

Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk rất thận trọng khi đề cập đến phán quyết của PCA về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông

Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk rất thận trọng khi đề cập đến phán quyết của PCA về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông

Chờ giải quyết xong tranh chấp nội khối

Trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố không công nhận phán quyết của PCA về vụ kiện Biển Đông trong đó bác bỏ tính pháp lý và quyền lịch sử đối với cái gọi là yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.

Ngoài ra, PCA cũng tuyên bố, mọi thực thể ở quần đảo Trường Sa [nơi Trung Quốc cải tạo phi pháp 7 bãi đá thành các đảo nhân tạo và xây dựng các công trình trên đó nhằm tạo sự đã rồi-ND] đều không được coi là đảo nên không thể được sử dụng làm căn cứ xác lập vùng đặc quyền kinh tế ÊZ 200 hải lý UNCLOS.

Dù Mỹ bày tỏ mong muốn EU thể hiện quan điểm của mình liên quan đến phán quyết của PCA, nhưng đến thời điểm này EU vẫn chưa thể thống nhất được một tuyên bố chung. Các nhà ngoại giao trong khối vẫn đang tranh cãi về việc sử dụng câu chữ thế nào cho phù hợp với cả 28 thành viên.

Trước đó, EU từng nhiều lần tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Dù vậy, EU cũng bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc đang “quân sự hóa” các đảo và bãi đá mà nước này chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông và khẳng định, EU muốn luật pháp quốc tế phải được tôn trọng.

Ngoài ra, tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa 2 thành viên EU là Slovenia và Croatia cũng ngăn trở EU ra tuyên bố liên quan đến phán quyết của PCA. Năm 2015, Croatia đã tuyên bố không tham gia vào tiến trình xét xử của PCA nữa.

Chính Croatia đã yêu cầu không được nhắc đến UNCLOS trong tuyên bố chung của EU liên quan đến vụ kiện Biển Đông, điều này khiến các quan chức cao cấp EU thực sự thất vọng nhất là trong bối cảnh họ sắp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) tại Mông Cổ và muốn thể hiện rằng EU đã có quan điểm thống nhất về phán quyết của PCA.

“Lẽ ra chúng tôi cần phải nói rằng, phán quyết của một tòa quốc tế phải được tôn trọng thay vì cứ đổ lỗi vòng quanh cho nhau”, một nhà ngoại giao EU chia sẻ.

Lợi ích kinh tế khiến EU im lặng?

Mọi chuyện càng phức tạp hơn khi các nước Đông Âu, đặc biệt là Hungary được cho là đã được Trung Quốc vận động hành lang mạnh mẽ từ nhiều tháng qua.

Trung Quốc đã mời gọi các nước này bằng những hợp đồng và các khoản đầu tư hậu hĩnh để đổi lấy việc ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cam kết sẽ dành những ưu đãi nhất định về thương mại với những nước này nếu xảy ra tranh chấp giữa EU với Trung Quốc.

Video các học giả nêu ý kiến về phán quyết của Tòa trọng tài

Ngoài ra, Anh là một trong 2 nước trong EU [nước còn lại là Pháp-ND] luôn ‘mạnh miệng” nhất trong việc kêu gọi Trung Quốc không được làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên, với việc Anh quyết định rút khỏi EU, tiếng nói của các nhà ngoại giao nước nay giờ đã mất trọng lượng đáng kể.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Cao ủy Phụ trách Đối ngoại và An ninh của EU Federica Mogherini đã rất thận trọng khi chỉ nhắc lại rằng, EU không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông dù đều lên tiếng kêu gọi các quốc gia có tranh chấp cần tôn trọng phán quyết từ PCA.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker thậm chí còn không nhắc gì đến phán quyết của PCA mà chủ động “lái” sự tập trung vào mối quan hệ thương mại EU-Trung Quốc cũng như việc giải quyết vấn đề sản xuất tràn lan trong ngành công nghiệp thép Trung Quốc ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu.

(Nguồn: VOV)
Bình luận
vtcnews.vn