Trong tình cảnh không tuyển sinh được, ĐH Lương Thế Vinh (phường Lộc Vượng, TP Nam Định) đã phải ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với 45 cán bộ, giảng viên kể từ ngày 11/4.
Cũng theo ông Huy, năm 2011 trường chỉ tuyển sinh được 135 học sinh, năm 2012 không tuyển được sinh viên nào. Trong khi đó, số cán bộ, giảng viên của trường (trước thời điểm cắt giảm lao động) là 214 người.
Nuôi một bộ máy khổng lồ, nhà trường ngày càng rơi vào cảnh khó khăn. Cá biệt có không ít trường hợp cán bộ, giảng viên không có việc nhưng vẫn hưởng lương tới 3 năm nay. Nhiều chuyên ngành trong những năm gần đây không có sinh viên.
Ông Huy cho hay: "Chúng tôi phải tái cơ cấu, tinh giản biên chế, sắp xếp lại các phòng, khoa, theo đó chấm dứt hợp đồng lao động đối với những cán bộ, giảng viên làm việc không hiệu quả hoặc những giảng viên không đạt yêu cầu về năng lực."
Cũng theo ông Huy, trước khi đưa quyết định, nhà trường đã thông báo trước 2 tháng cho những trường hợp ngừng hợp đồng, đồng thời nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật và tham vấn các ngành liên qua như Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định, Liên đoàn Lao động tỉnh...
Ông Huy khẳng định nhà trường hành động hoàn toàn đúng với luật hiện hành.
Trước đó, nhà trường cũng đã ngừng hợp đồng với 19 cán bộ giảng dạy là những người ở độ tuổi trên dưới 70. Việc làm này gây búc xúc đối với nhiều người đã từng gắn bó với trường kể từ khi thành lập.
Ông Trương Đức Huy - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ hiện nhà trường đang gặp rất nhiều khó khăn, khi ông tiếp quản, trường nợ trên 40 tỷ đồng, đến nay đã cố gắng thanh toán được khoảng 30 tỷ đồng, số nợ còn lại tới 17 tỷ đồng.
ĐH Dân lập Lương Thế Vinh (Nam Định) hiện còn nợ hàng chục tỷ đồng |
Cũng theo ông Huy, năm 2011 trường chỉ tuyển sinh được 135 học sinh, năm 2012 không tuyển được sinh viên nào. Trong khi đó, số cán bộ, giảng viên của trường (trước thời điểm cắt giảm lao động) là 214 người.
Nuôi một bộ máy khổng lồ, nhà trường ngày càng rơi vào cảnh khó khăn. Cá biệt có không ít trường hợp cán bộ, giảng viên không có việc nhưng vẫn hưởng lương tới 3 năm nay. Nhiều chuyên ngành trong những năm gần đây không có sinh viên.
Ông Huy cho hay: "Chúng tôi phải tái cơ cấu, tinh giản biên chế, sắp xếp lại các phòng, khoa, theo đó chấm dứt hợp đồng lao động đối với những cán bộ, giảng viên làm việc không hiệu quả hoặc những giảng viên không đạt yêu cầu về năng lực."
Cũng theo ông Huy, trước khi đưa quyết định, nhà trường đã thông báo trước 2 tháng cho những trường hợp ngừng hợp đồng, đồng thời nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật và tham vấn các ngành liên qua như Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định, Liên đoàn Lao động tỉnh...
Ông Huy khẳng định nhà trường hành động hoàn toàn đúng với luật hiện hành.
Theo TTXVN
Bình luận