Theo những tuyên bố của VFF thì tuyển Việt Nam dù thất bại ở AFF Cup 2014 vẫn được thưởng lớn, với tổng số tiền lên tới 5 tỉ đồng.
Đã lỡ hứa và tuyên bố thưởng, song chính VFF đang “mắc kẹt” bởi chưa thể giải ngân được số tiền thưởng này, vì “nghi án” tiêu cực ở đội tuyển.
Thưởng theo hứng
Còn nhớ tại SEA Games 2005 tại Bacolod, trong một cuộc họp trước trận đấu của đội U.23, lãnh đạo VFF đã tức “nổ mắt” khi đã có cầu thủ đặt vấn đề nếu thắng thì được thưởng bao nhiêu. Theo mô tả của vị lãnh đạo VFF là: “Cầu thủ ghếch chân lên bàn, hỏi rất xấc xược”.
Sau đó, cùng vụ án bán độ ở SEA Games năm đó, chính VFF cũng đã tính chuyện hạn chế thưởng nóng cho mỗi chiến thắng của đội tuyển. Song chuyện “đá thắng là thưởng” đã trở thành cái “lệ” ở V.League, tới mức các CLB không thể không thưởng để “nhử” cầu thủ.
3 năm trước, tuy đưa ra mức thưởng trần ở CLB là 500 triệu đồng song chính các ông chủ các CLB đã tìm cách lách luật để thưởng cho cầu thủ ở mức rất cao, coi đó như “doping” tinh thần.
Ở tầm đội tuyển, nhiều năm nay, trước khi các đội bóng tham gia những giải đấu lớn, khi báo chí hỏi về chuyện tiền thưởng, lãnh đạo VFF đều gạt đi. Song thực tế thì chính VFF lại rất hứng… thưởng.
Chẳng hạn đội U.19 năm 2013 thi đấu tốt ở vòng loại U.19 Châu Á, VFF đã mau mắn “đòi” thưởng 100 triệu nhưng bầu Đức gạt đi, thậm chí “cấm” U.19 nhận tiền thưởng. Sau đó là câu chuyện bi hài, khi tuyển nữ đoạt HCB SEA Games thì họ lại được thưởng ở mức đoạt HCV, thậm chí VFF còn lấy luôn khoản tiền hứa thưởng cho đội U.23 nam chuyển “sang ngang” cho các cầu thủ nữ.
Ở AFF Cup này cũng vậy, trước giải, VFF từ chối đưa ra mức thưởng. Thế nhưng sau vòng đấu bảng, VFF quyết định “mở túi” trao ngay cho đội tuyển 1 tỉ đồng. Khi được hỏi về khoản tiền này, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng hồ hởi nói: “Khi trò chuyện với cầu thủ, tôi cũng đề cập đến vấn đề tiền thưởng. Các bạn cứ đá hay, đá đẹp, đá hiệu quả thì tiền ắt sẽ đến. VFF không sử dụng tiền như “mồi để nhử cá”.
Cách dùng tiền như trước đây là rất sai lầm: Trước giải treo thưởng, nếu thắng thì thưởng thêm. Điều đó tạo ra tâm lý dây chuyền là có tiền thì đá tốt, không có tiền thì không đá tốt”.
Dù khẳng định không dùng tiền để “làm mồi nhử”, nhưng VFF vẫn tiếp tục cơn mưa tiền thưởng. Sau trận bán kết lượt đi, quá “phấn khởi” vì chiến thắng trước Malaysia, VFF quyết định thưởng 2 tỉ, bầu Hiển của HN T&T góp thêm 1 tỉ.
Song, khoản tiền này lại khiến VFF rơi vào thế “việt vị”. Lẽ ra chuyện thưởng tiền thay vì hứng theo trận, VFF cần dựa vào thành tích thực tế, chẳng hạn, thưởng sau khi đã vượt qua bán kết. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. Trận bán kết lượt về, tuyển Việt Nam thua lấm lưng trắng bụng, còn VFF thì “mắc kẹt” bởi chính những tuyên bố của mình: Thưởng cũng dở mà “sung công” cũng dở.
Cách cho hơn của đem cho
Nhiều cầu thủ từng ăn cơm đội tuyển nhiều năm khẳng định rằng họ không “vừa đá vừa nghĩ đến thưởng”. “Chúng tôi là những cầu thủ chuyên nghiệp, thừa biết là mình đá vì cái gì - một tuyển thủ đề nghị giấu tên chia sẻ - tất nhiên, khi đá thắng thì việc nhận được tiền thưởng kịp thời cũng coi như là niềm khích lệ, động viên cầu thủ.
Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, cách cho hơn của đem cho. Thưởng như thế nào quan trọng hơn thưởng bao nhiêu. Nếu thắng được thưởng rồi ngay sau đó khi chúng tôi thua mà chụp mũ bán độ, thì thà không thưởng còn hơn”.
Thật ra chuyện thưởng tiền không lạ trong thế giới bóng đá. Hầu như các đội bóng đều được treo thưởng nếu đạt thành tích cao. Tại World Cup, LĐBĐ Đức đã treo thưởng cho các cầu thủ mức thưởng 300.000 euro mỗi người nếu đoạt chức vô địch. Sau khi thắng Brazil ở bán kết, mỗi cầu thủ Đức nhận thưởng nóng 150.000 euro.
Ngay trong khu vực Đông Nam Á, LĐBĐ Thái Lan cũng tuyên bố chắc nịch là sẽ thưởng cho đội tuyển nước này khoản tiền kỷ lục là 700.000USD nếu vô địch AFF Cup.
Nghĩa là bản thân việc treo thưởng không có lỗi nhưng cách trao thưởng lại là vấn đề. Nếu VFF đã quyết định trao thưởng cho tuyển Việt Nam theo từng trận thì phải trả họ, chứ không phải cứ tùy hứng thưởng rồi lại tùy hứng… rút. Đó không phải là cách làm của những người có chữ tín. Hơn nữa, cách làm hiện nay rất thiếu chuyên nghiệp.
Đã lỡ hứa và tuyên bố thưởng, song chính VFF đang “mắc kẹt” bởi chưa thể giải ngân được số tiền thưởng này, vì “nghi án” tiêu cực ở đội tuyển.
Thưởng theo hứng
Còn nhớ tại SEA Games 2005 tại Bacolod, trong một cuộc họp trước trận đấu của đội U.23, lãnh đạo VFF đã tức “nổ mắt” khi đã có cầu thủ đặt vấn đề nếu thắng thì được thưởng bao nhiêu. Theo mô tả của vị lãnh đạo VFF là: “Cầu thủ ghếch chân lên bàn, hỏi rất xấc xược”.
Tuyển Việt Nam được thưởng sau những chiến thắng ở AFF Cup |
3 năm trước, tuy đưa ra mức thưởng trần ở CLB là 500 triệu đồng song chính các ông chủ các CLB đã tìm cách lách luật để thưởng cho cầu thủ ở mức rất cao, coi đó như “doping” tinh thần.
Ở tầm đội tuyển, nhiều năm nay, trước khi các đội bóng tham gia những giải đấu lớn, khi báo chí hỏi về chuyện tiền thưởng, lãnh đạo VFF đều gạt đi. Song thực tế thì chính VFF lại rất hứng… thưởng.
Chẳng hạn đội U.19 năm 2013 thi đấu tốt ở vòng loại U.19 Châu Á, VFF đã mau mắn “đòi” thưởng 100 triệu nhưng bầu Đức gạt đi, thậm chí “cấm” U.19 nhận tiền thưởng. Sau đó là câu chuyện bi hài, khi tuyển nữ đoạt HCB SEA Games thì họ lại được thưởng ở mức đoạt HCV, thậm chí VFF còn lấy luôn khoản tiền hứa thưởng cho đội U.23 nam chuyển “sang ngang” cho các cầu thủ nữ.
Phải công bằng với tuyển Việt Nam |
Cách dùng tiền như trước đây là rất sai lầm: Trước giải treo thưởng, nếu thắng thì thưởng thêm. Điều đó tạo ra tâm lý dây chuyền là có tiền thì đá tốt, không có tiền thì không đá tốt”.
Dù khẳng định không dùng tiền để “làm mồi nhử”, nhưng VFF vẫn tiếp tục cơn mưa tiền thưởng. Sau trận bán kết lượt đi, quá “phấn khởi” vì chiến thắng trước Malaysia, VFF quyết định thưởng 2 tỉ, bầu Hiển của HN T&T góp thêm 1 tỉ.
Song, khoản tiền này lại khiến VFF rơi vào thế “việt vị”. Lẽ ra chuyện thưởng tiền thay vì hứng theo trận, VFF cần dựa vào thành tích thực tế, chẳng hạn, thưởng sau khi đã vượt qua bán kết. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. Trận bán kết lượt về, tuyển Việt Nam thua lấm lưng trắng bụng, còn VFF thì “mắc kẹt” bởi chính những tuyên bố của mình: Thưởng cũng dở mà “sung công” cũng dở.
Cách cho hơn của đem cho
Nhiều cầu thủ từng ăn cơm đội tuyển nhiều năm khẳng định rằng họ không “vừa đá vừa nghĩ đến thưởng”. “Chúng tôi là những cầu thủ chuyên nghiệp, thừa biết là mình đá vì cái gì - một tuyển thủ đề nghị giấu tên chia sẻ - tất nhiên, khi đá thắng thì việc nhận được tiền thưởng kịp thời cũng coi như là niềm khích lệ, động viên cầu thủ.
Công Vinh ăn mừng chiến thắng ở Malaysia |
Thật ra chuyện thưởng tiền không lạ trong thế giới bóng đá. Hầu như các đội bóng đều được treo thưởng nếu đạt thành tích cao. Tại World Cup, LĐBĐ Đức đã treo thưởng cho các cầu thủ mức thưởng 300.000 euro mỗi người nếu đoạt chức vô địch. Sau khi thắng Brazil ở bán kết, mỗi cầu thủ Đức nhận thưởng nóng 150.000 euro.
Ngay trong khu vực Đông Nam Á, LĐBĐ Thái Lan cũng tuyên bố chắc nịch là sẽ thưởng cho đội tuyển nước này khoản tiền kỷ lục là 700.000USD nếu vô địch AFF Cup.
Nghĩa là bản thân việc treo thưởng không có lỗi nhưng cách trao thưởng lại là vấn đề. Nếu VFF đã quyết định trao thưởng cho tuyển Việt Nam theo từng trận thì phải trả họ, chứ không phải cứ tùy hứng thưởng rồi lại tùy hứng… rút. Đó không phải là cách làm của những người có chữ tín. Hơn nữa, cách làm hiện nay rất thiếu chuyên nghiệp.
Tuyển Việt Nam thắng Malaysia ở chảo lửa Shah Alam
Theo Lao Động
Bình luận