Và cũng rất tự nhiên, chiếc ghế Chủ tịch VFF trở thành thứ đích ngắm của không ít người.
Nhận xét 1 cách khách quan, bóng đá Việt Nam 2 năm trở lại đây đã đạt được nhiều thành tích tốt hơn, so với giai đoạn sau khi chia tay HLV H.Calisto hồi 2010. Ông Calisto ra đi đánh dấu thời kỳ lao đao của Việt Nam khi cả ĐTQG và các cấp độ trẻ đều thất bại thê thảm ở mọi đấu trường. Cụ thể như việc tuyển Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng AFF cup 2012, tuyển U23 thi đấu không thành công qua 2 kỳ SEA Games 2011, 2013.
Nhiệm kỳ VII của Chủ tịch Lê Hùng Dũng trong khi đó thể hiện quyết tâm cao đối với các vấn nạn tiêu cực của bóng đá Việt Nam. Chỉ trong năm 2014, hai vụ bán độ lớn ở CLB Ninh Bình và Đồng Nai được phanh phui, đưa ra ánh sáng. Cấp độ đội tuyển cũng ghi nhận nhiều thành tựu khi đội tuyển Việt Nam vào tới bán kết AFF cup 2014, U23 đoạt HCĐ SEA Games 2015. Một loạt đội tuyển trẻ cũng giành quyền tham dự VCK các giải châu lục.
Thắng lợi của các đội tuyển trẻ được đánh giá là điểm sáng của bóng đá Việt Nam 2 năm trở lại đây. Điểm hạn chế có lẽ là việc V.League sau khi được VFF trao quyền tổ chức cho Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) vẫn chưa thực sự thay đổi mạnh mẽ. Tình trạng thi đấu bạo lực vẫn xảy ra, trong khi công tác trọng tài nhiều thời điểm bị đánh giá là “điểm đen”.
Trong khoảng 1 năm trở lại đây, sức khỏe của ông Lê Hùng Dũng không thực sự tốt và vô tình, VFF cũng rơi vào cảnh lao đao. Chiếc ghế Chủ tịch liên đoàn bỗng nhiên trở thành vị trí được nhiều người quan tâm. Không phải ngẫu nhiên khi mới đây, việc một loạt cựu cầu thủ gửi kiến nghị lên Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL kêu gọi “cải tổ” VFF lại được người trong cuộc liên hệ với cuộc chiến quanh chiếc ghế Chủ tịch liên đoàn.
Thực tế, từng xuất hiện thông tin ông Dũng xin từ chức, và tên của một loạt ứng viên tiềm năng đã được nêu ra. Trong số này có cả những quan chức đương quyền trong ngành thể thao, như ông Lê Quý Phượng, Hiệu trưởng trường Đại học TDTT TP Hồ Chí Minh, hoặc doanh nhân như ông bầu Võ Quốc Thắng, Phó chủ tịch VPF Nguyễn Công Khế.
Gần nhất, giới thạo tin còn nhắc đến Giám đốc Khu Liên hợp TTQG Mỹ Đình, ông Cấn Văn Nghĩa. Ông Nghĩa trước đây từng biết đến là người theo sát bóng đá nữ Hà Tây. Dưới tay ông Nghĩa, các nữ cầu thủ được đặc biệt quan tâm, sâu sát. SEA Games 2007 tại Nakhon Ratchasima (Thái Lan), ông Nghĩa được VFF giao nhiệm vụ Trưởng đoàn bóng đá nữ. Nhưng không rõ vì lý do gì, ở các giải sau đó, vị trí này được VFF trông cậy vào người khác. Ông Nghĩa sau đó chuyển về làm Giám đốc Khu Liên hợp TTQG Mỹ Đình.
Trong vài năm vừa qua, Mỹ Đình thi thoảng lại trở thành tâm điểm với các vụ cho thuê địa điểm, làm ăn kinh doanh bên ngoài, cùng chuyện ì xèo mặc cả, thêm bớt giá thuê sân với VFF mỗi lần ĐTQG thi đấu. Có lúc, Bộ VH-TT&DL đã phải ra tay can thiệp, nhưng quan chức VFF sau khi đàm phán với Mỹ Đình, vẫn ấm ức ôm “cục tức” ra về.
Được biết, ông Cấn Văn Nghĩa chỉ còn ít thời gian nữa sẽ nghỉ hưu. Nhiều người cho rằng nếu ông Nghĩa “trúng” chức Chủ tịch VFF, bóng đá nữ Việt Nam sẽ được tạo điều kiện về mọi mặt, thăng hoa hơn trong mỗi cuộc đấu, và “lên đỉnh” nhiều hơn ở khu vực.
Dĩ nhiên, nội bộ lãnh đạo cấp cao VFF hiện nay cũng có khá nhiều ứng viên sau khi ông Lê Hùng Dũng rút lui. Cải tổ thì ắt có kẻ xuống, người lên, chiếc ghế Chủ tịch VFF “quyền rơm, vạ đá” như lời ông Dũng trước đây, ắt sẽ còn khiến bóng đá Việt Nam trải qua nhiều biến động.
Trong khoảng 1 năm trở lại đây, sức khỏe của ông Lê Hùng Dũng không thực sự tốt và vô tình, VFF cũng rơi vào cảnh lao đao. Chiếc ghế Chủ tịch liên đoàn bỗng nhiên trở thành vị trí được nhiều người quan tâm. Không phải ngẫu nhiên khi mới đây, việc một loạt cựu cầu thủ gửi kiến nghị lên Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL kêu gọi “cải tổ” VFF lại được người trong cuộc liên hệ với cuộc chiến quanh chiếc ghế Chủ tịch liên đoàn.
Bình luận