“Trong mô hình này, công nghệ điện toán đám mây được thiết kế trở thành trợ lý làm vườn cá nhân của mỗi người để họ có thể hưởng thụ thú vui làm vườn với kỹ thuật trồng cây thủy canh.” – Kỹ sư sinh học Trần Thị Đoan Trang, đại diện nhóm nhà nghiên cứu cho biết.
Điểm đặc biệt của mô hình này là cây trồng được điều khiển từ xa và tự động trong môi trường khép kín, tránh được sâu bệnh, giảm nhân lực trồng cây, qua nhiều mùa vụ thì dữ liệu của điện toán đám mây càng được phân tích cải tiến, nâng cao, cải thiện được năng suất trồng cây.
Kỹ sư Trang cũng cho biết, sản phẩm có gắn các bộ cảm biến về môi trường, mực nước, nhiệt độ nước, độ ẩm, ánh sáng để thu thập dữ liệu và truyền về điện toán đám mây, nhờ đó phân tích điều kiện và căn chỉnh, đưa ra phương án thích hợp và gửi đến điện thoại của người sử dụng. Để thực hiện các phương án đã tính toán sẵn, người sử dụng chỉ cần thực hiện bằng cách bấm nút, không cần nhiều thời gian và công sức chăm sóc.
Hiện nay, mô hình này được rất nhiều người dân quan tâm và đánh giá cao bởi tính thực tế ứng dụng cho những người làm văn phòng, đi du lịch, đi công tác xa vẫn có thể chăm sóc vườn của mình tại nhà thông qua kết nối mạng và wifi.
Video: Sinh viên Đà Nẵng chế tạo ô tô dùng năng lượng mặt trời
Ứng dụng hệ thống giàn thủy canh thông minh này có thể áp dụng trên tất cả các hệ điều hành của smartphone, tablet, máy tính bảng ... giàn không chỉ trồng rau mà còn có thể trồng thảo dược, thảo mộc, hoa, dây leo và cây ăn quả.
Đại diện Công ty Greenbot cho biết, hiện bộ sản phẩm này đang được thương mại hóa trên thị trường với nhiều thiết kế khác nhau để phù hợp với điều kiện của từng hộ gia đình.
Bình luận