Người ta vẫn nói, hạnh phúc ở hành trình chứ không phải đích đến. Chúng ta nghĩ nhiều tới đích đến mà quên đi hành trình.
Điều đáng lo nhất là con người ta có xu hướng vô cảm với thất bại, vô cảm với những nỗi đau. Đó là lúc cảm giác, cảm xúc bị chai sạn.
Tôi nhớ thời điểm năm 2007 trên đất Korat, U23 của A.Riedl cũng thua U23 Myanmar ở bán kết để rồi ông thầy người Áo ra đi như trốn chạy, “người đóng thế” Mai Đức Chung lên thay để rồi U23 Việt Nam trong một tâm lý rã đám, thua 0-5 đầy nhục nhã.
8 năm sau, U23 Việt Nam vẫn chưa có tấm HCV nào, lại thua Myanmar và lại phải thi đấu một trận đấu mà chẳng đội nào thích tham dự: Trận tranh hạng 3 là trận đấu tiêu tốn lý trí nhất.
Trận thua cứ như cơn bão. Nó trùng hợp với khoảng thời gian gió lốc làm xác xơ Hà Nội. 2 người chết, hàng chục người bị thương, 800 cây đổ…
Cuộc sống khắc nghiệt nhưng nếu cứ lặng lẽ, rồi con người ta sẽ trở thành vô cảm. Đôi khi, người ta cần những cơn bão để xem xung quanh mình có thể chịu được đến đâu. Cần những cơn bão để những cái cây già, mục rơi xuống thay vì nó cứ ở đó, treo lơ lửng và gây nguy hiểm cho nhiều người.
Bóng đá Việt Nam cũng đang cần một cơn bão như thế để thấy mình yếu chỗ nào, trì trệ ở đâu.
Hình như chúng ta vẫn đang lừa dối nhau về cái gọi là sức mạnh đội tuyển. Một lần, cũng với thất bại như thế này, tôi có viết một bài đại ý là trách truyền thông đã quá ưu ái, quá gần gũi, quá thân thiết với đội tuyển để rồi vẽ lên một đội tuyển “bách chiến bách thắng”, có sức mạnh và đủ khả năng để có thể đoạt HCV. Truyền thông đôi khi nhầm lẫn việc động viên, phân tích với việc đưa đội tuyển lên mây, đưa người hâm mộ lên mây.
Người ta vẫn nói, hạnh phúc ở hành trình chứ không phải đích đến. Chúng ta nghĩ nhiều tới đích đến mà quên đi hành trình.
Hôm nay, tuyển U23 Việt Nam đá với U23 Indonesia, lại một trận đấu vô vị gần giống với trận U23 Việt Nam– U23 Thái Lan ở vòng bảng. Đó là trận đấu mà chúng ta tìm đủ lý do để biện hộ lẫn tự thỏa mãn với cả cách thua và tỷ số thua.
Cái khó nhất chính là sau trận thua, ta không rõ là vì sao thua. Sau một thất bại, ta không rõ ai phải chịu trách nhiệm và cần phải “vá” chỗ nào…
Có thể sẽ lại là một quãng dài vô cảm của nền bóng đá với thất bại này. Có lẽ phải chờ một lứa U19 nữa chăng?
Nguồn: Thể thao 24h
Sau trận thua của tuyển U23 Việt Nam trước U23 Myanmar, có người hỏi tôi rằng: “Anh cảm thấy thế nào?”. Tôi trả lời: “Chẳng cảm thấy gì cả”.
Điều đáng lo nhất là con người ta có xu hướng vô cảm với thất bại, vô cảm với những nỗi đau. Đó là lúc cảm giác, cảm xúc bị chai sạn.
Sau thất bại này, Miura có thay đổi? (Ảnh: Phạm Thành) |
8 năm sau, U23 Việt Nam vẫn chưa có tấm HCV nào, lại thua Myanmar và lại phải thi đấu một trận đấu mà chẳng đội nào thích tham dự: Trận tranh hạng 3 là trận đấu tiêu tốn lý trí nhất.
Trận thua cứ như cơn bão. Nó trùng hợp với khoảng thời gian gió lốc làm xác xơ Hà Nội. 2 người chết, hàng chục người bị thương, 800 cây đổ…
Theo bạn, U23 Việt Nam sẽ đạt thành tích nào ở SEA Games 28?
|
Bóng đá Việt Nam cũng đang cần một cơn bão như thế để thấy mình yếu chỗ nào, trì trệ ở đâu.
Quế Ngọc Hải khóc trong uất hận (Ảnh: Phạm Thành) |
Người ta vẫn nói, hạnh phúc ở hành trình chứ không phải đích đến. Chúng ta nghĩ nhiều tới đích đến mà quên đi hành trình.
Hôm nay, tuyển U23 Việt Nam đá với U23 Indonesia, lại một trận đấu vô vị gần giống với trận U23 Việt Nam– U23 Thái Lan ở vòng bảng. Đó là trận đấu mà chúng ta tìm đủ lý do để biện hộ lẫn tự thỏa mãn với cả cách thua và tỷ số thua.
Cái khó nhất chính là sau trận thua, ta không rõ là vì sao thua. Sau một thất bại, ta không rõ ai phải chịu trách nhiệm và cần phải “vá” chỗ nào…
Có thể sẽ lại là một quãng dài vô cảm của nền bóng đá với thất bại này. Có lẽ phải chờ một lứa U19 nữa chăng?
Nguồn: Thể thao 24h
Bình luận