1. “U19 đá hay quá cơ... Nhưng thua ** nó 2-1 rồi !!!”
“Ăn 3 tr/1 ngày đá 70p còn 20p cuối đi bộ là ok rồi bạn ơi.”
Đó là nguyên văn những bình luận của hai tuyển thủ U23 quốc gia Việt Nam viết trên mạng xã hội Facebook vào chiều qua sau thất bại 2-1 của U19 Việt Nam trước đối thủ U19 AS Roma.
Danh tính hai cầu thủ này đã nhanh chóng được xác nhận. Người đầu tiên là một tiền vệ đang chơi bóng ở Than Quảng Ninh, người thứ hai đang thi đấu tại Hải Phòng.
Đương nhiên, không khó để biết rằng các bình luận này đã ngay lập tức khiến bộ đôi trên hứng chịu búa rùi dư luận. Rất nhiều người hâm mộ đã thể hiện sự bức xúc với cách thể hiện tình cảm có phần thái quá của những người đàn anh U23 với các cậu bé U19.
Nhưng có thật nhân cách của những chàng trai U23 tệ đến như thế không? Lý do gì khiến họ phải tỏ ra hả hê với thất bại của những người đàn em, những đồng đội trong tương lai đến như thế?
Hai tuyển thủ trên đã sai. Nhưng chúng ta, dư luận và truyền thông, cũng phải nhận trách nhiệm cho chuyện này. Chúng ta có công bằng với họ không?
2. Hãy cùng trở lại thời điểm vài tuần trước SEA Games 27, khi U19 Việt Nam trở về sau vòng loại U19 châu Á với tấm vé đến vòng chung kết.
Đó cũng là thời điểm U23 Việt Nam vừa thua ở chung kết BTV Cup, trải qua rất nhiều khó khăn và dính vào vụ lằng nhằng của huấn luyện viên trưởng Hoàng Văn Phúc.
Hãy xem chúng ta đã làm gì lúc đó? Thay vì an ủi các cầu thủ, chúng ta chỉ trích sự cố gắng của họ. Thay vì đứng bên các cầu thủ, chúng ta kêu gọi để U19 thay họ đá SEA Games. Thay vì động viên họ, chúng ta dè bỉu, nghi ngờ, xa lánh họ.
Tập thể ấy đã làm gì để phải chịu đựng tất cả những điều đó. Họ chẳng làm gì cả. Việc U23 Việt Nam sở hữu lực lượng yếu với một huấn luyện viên không xuất sắc chẳng phải là lỗi của bản thân đội tuyển. Đấy là kết quả phát triển tất yếu của công tác đào tạo trẻ trong một thời gian dài.
Bản thân các tuyển thủ không có lỗi. Nhưng họ vẫn phải hứng chịu áp lực từ mọi phía: áp lực thành tích từ các cấp lãnh đạo, áp lực kì vọng từ người hâm mộ, áp lực từ sự soi mói của truyền thông.
Khi U23 chiến thắng, dư luận bảo lối chơi của đội chưa thuyết phục. Khi U23 thua trận, người ta nói đã đoán trước kết quả này rồi. Khi ông Phúc bị đình chỉ chức huấn luyện viên trưởng, dư luận bảo ông bán độ. Khi ông được ngồi trở lại ghế nóng, chúng ta bảo ông nhu nhược.
Ai đã bảo vệ các tuyển thủ lúc đó? Chẳng ai cả! Họ buộc phải tự xù lông lên để bảo vệ mình. Chúng ta chỉ trích các tuyển thủ vì những tấm thẻ vàng trong trận giao hữu với Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chẳng ai biết cổ động viên đội bóng này mà đã lăng mạ họ thế nào.
Chúng ta chỉ trích U23 vì đã cố tình để thua Bangu, nhưng chẳng ai biết đó là một toan tính chiến thuật của ông Phúc.
Chúng ta chỉ trích họ dù họ không đáng phải nhận những sự cay nghiệt đó. Chúng ta đẩy họ vào thế buộc phải tự bảo vệ mình, đẩy các cầu thủ U23 sang một chiến tuyến khác.
Giống như hai bờ đối địch, bên này là người hâm mộ và U19 Việt Nam. Bên kia là đội tuyển U23, đơn độc và phải chống lại tất cả.
Tình yêu mù quáng thế đấy. Người hâm mộ đã yêu U19, họ phải tìm được một đối trọng để trút sự căm ghét. Đó là U23. Một cách hết sức tự nhiên, chúng ta biến đội U19 trở thành kẻ thù, cái gai trong mắt các đàn anh U23.
Có ai hiểu cho cảm giác của những cầu thủ U23 ở thời điểm đó. Họ tiến sang nước bạn với nhiệm vụ dân tộc trong áp lực khủng khiếp của thành tích. Sau lưng họ, rất nhiều sự nghi ngờ và coi thường.
3. Nhưng có thật là tình yêu của người hâm mộ sẽ có ích cho U19 Việt Nam. Cách đây chưa đầy một tháng, truyền thông đã góp phần hủy diệt U23 bằng cách chỉ trích họ. Liệu hôm nay, chúng ta có đang làm hỏng U19 bằng cách ca ngợi họ.
Dư luận của chúng ta vẫn có xu hướng cực đoan hóa các vấn đề. Sau một vài chiến thắng, U19 Việt Nam lập tức được ca ngợi như là tương lai bóng đá Việt Nam.
Một vài vị lãnh đạo còn nhanh tay vẽ cho họ lộ trình tới World Cup khi mà vòng chung kết châu Á còn chưa diễn ra.
Chúng ta đã độc ác với quá khứ và đang có phần ảo tưởng quá sớm với tương lai. Chúng ta không nhận ra rằng U23 và hay U19 thì cũng mang trên mình một màu áo, cùng chiến đấu cho một tình yêu. Có người mẹ nào bỏ một đứa con vì nó kém hơn đứa còn lại không?
Những hành động của các chàng trai U23 là sai. Nhưng chúng ta, dư luận và truyền thông, liệu có đúng? Chúng ta có bao giờ thực sự công bằng với họ?
Theo Vietnamplus
“Ăn 3 tr/1 ngày đá 70p còn 20p cuối đi bộ là ok rồi bạn ơi.”
Đó là nguyên văn những bình luận của hai tuyển thủ U23 quốc gia Việt Nam viết trên mạng xã hội Facebook vào chiều qua sau thất bại 2-1 của U19 Việt Nam trước đối thủ U19 AS Roma.
Những lời lẽ có phần bức xúc của thành viên U23 Việt Nam |
Danh tính hai cầu thủ này đã nhanh chóng được xác nhận. Người đầu tiên là một tiền vệ đang chơi bóng ở Than Quảng Ninh, người thứ hai đang thi đấu tại Hải Phòng.
Đương nhiên, không khó để biết rằng các bình luận này đã ngay lập tức khiến bộ đôi trên hứng chịu búa rùi dư luận. Rất nhiều người hâm mộ đã thể hiện sự bức xúc với cách thể hiện tình cảm có phần thái quá của những người đàn anh U23 với các cậu bé U19.
Nhưng có thật nhân cách của những chàng trai U23 tệ đến như thế không? Lý do gì khiến họ phải tỏ ra hả hê với thất bại của những người đàn em, những đồng đội trong tương lai đến như thế?
Hai tuyển thủ trên đã sai. Nhưng chúng ta, dư luận và truyền thông, cũng phải nhận trách nhiệm cho chuyện này. Chúng ta có công bằng với họ không?
2. Hãy cùng trở lại thời điểm vài tuần trước SEA Games 27, khi U19 Việt Nam trở về sau vòng loại U19 châu Á với tấm vé đến vòng chung kết.
Đó cũng là thời điểm U23 Việt Nam vừa thua ở chung kết BTV Cup, trải qua rất nhiều khó khăn và dính vào vụ lằng nhằng của huấn luyện viên trưởng Hoàng Văn Phúc.
U23 Việt Nam không được đối xử công bằng? |
Hãy xem chúng ta đã làm gì lúc đó? Thay vì an ủi các cầu thủ, chúng ta chỉ trích sự cố gắng của họ. Thay vì đứng bên các cầu thủ, chúng ta kêu gọi để U19 thay họ đá SEA Games. Thay vì động viên họ, chúng ta dè bỉu, nghi ngờ, xa lánh họ.
Tập thể ấy đã làm gì để phải chịu đựng tất cả những điều đó. Họ chẳng làm gì cả. Việc U23 Việt Nam sở hữu lực lượng yếu với một huấn luyện viên không xuất sắc chẳng phải là lỗi của bản thân đội tuyển. Đấy là kết quả phát triển tất yếu của công tác đào tạo trẻ trong một thời gian dài.
Bản thân các tuyển thủ không có lỗi. Nhưng họ vẫn phải hứng chịu áp lực từ mọi phía: áp lực thành tích từ các cấp lãnh đạo, áp lực kì vọng từ người hâm mộ, áp lực từ sự soi mói của truyền thông.
Khi U23 chiến thắng, dư luận bảo lối chơi của đội chưa thuyết phục. Khi U23 thua trận, người ta nói đã đoán trước kết quả này rồi. Khi ông Phúc bị đình chỉ chức huấn luyện viên trưởng, dư luận bảo ông bán độ. Khi ông được ngồi trở lại ghế nóng, chúng ta bảo ông nhu nhược.
Ai đã bảo vệ các tuyển thủ lúc đó? Chẳng ai cả! Họ buộc phải tự xù lông lên để bảo vệ mình. Chúng ta chỉ trích các tuyển thủ vì những tấm thẻ vàng trong trận giao hữu với Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chẳng ai biết cổ động viên đội bóng này mà đã lăng mạ họ thế nào.
Chúng ta chỉ trích U23 vì đã cố tình để thua Bangu, nhưng chẳng ai biết đó là một toan tính chiến thuật của ông Phúc.
Chúng ta chỉ trích họ dù họ không đáng phải nhận những sự cay nghiệt đó. Chúng ta đẩy họ vào thế buộc phải tự bảo vệ mình, đẩy các cầu thủ U23 sang một chiến tuyến khác.
Giống như hai bờ đối địch, bên này là người hâm mộ và U19 Việt Nam. Bên kia là đội tuyển U23, đơn độc và phải chống lại tất cả.
Tình yêu mù quáng thế đấy. Người hâm mộ đã yêu U19, họ phải tìm được một đối trọng để trút sự căm ghét. Đó là U23. Một cách hết sức tự nhiên, chúng ta biến đội U19 trở thành kẻ thù, cái gai trong mắt các đàn anh U23.
Có ai hiểu cho cảm giác của những cầu thủ U23 ở thời điểm đó. Họ tiến sang nước bạn với nhiệm vụ dân tộc trong áp lực khủng khiếp của thành tích. Sau lưng họ, rất nhiều sự nghi ngờ và coi thường.
Bầu Đức hi vọng U19 Việt Nam sẽ giành vé dự World Cup U20 (Ảnh: Q.M) |
3. Nhưng có thật là tình yêu của người hâm mộ sẽ có ích cho U19 Việt Nam. Cách đây chưa đầy một tháng, truyền thông đã góp phần hủy diệt U23 bằng cách chỉ trích họ. Liệu hôm nay, chúng ta có đang làm hỏng U19 bằng cách ca ngợi họ.
Dư luận của chúng ta vẫn có xu hướng cực đoan hóa các vấn đề. Sau một vài chiến thắng, U19 Việt Nam lập tức được ca ngợi như là tương lai bóng đá Việt Nam.
Một vài vị lãnh đạo còn nhanh tay vẽ cho họ lộ trình tới World Cup khi mà vòng chung kết châu Á còn chưa diễn ra.
Chúng ta đã độc ác với quá khứ và đang có phần ảo tưởng quá sớm với tương lai. Chúng ta không nhận ra rằng U23 và hay U19 thì cũng mang trên mình một màu áo, cùng chiến đấu cho một tình yêu. Có người mẹ nào bỏ một đứa con vì nó kém hơn đứa còn lại không?
Những hành động của các chàng trai U23 là sai. Nhưng chúng ta, dư luận và truyền thông, liệu có đúng? Chúng ta có bao giờ thực sự công bằng với họ?
Theo Vietnamplus
Bình luận