Tuyển Việt Nam đã từng khá nhiều lần nếm trải những thất bại ê chề như trận thua 0-5 trước UAE ở vòng loại Asian Cup 2015 vừa qua.
Không có gì ngạc nhiên, đội tuyển Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng với 3 trận toàn thua. Đầu tiên là thất bại 0-4 trước Bosnia & Herzegovia. Sau đó là trận thua Indonesia bởi pha lập công duy nhất của Widodo Putro. Nhưng thảm bại trước Zimbabwe vào ngày 26/2/1997 mới thực sự là không thể nào quên. Việt Nam thua 0-6, và cầu thủ chơi hay nhất là tiền đạo Mushagakhize, người đã lập một hat-trick. Đây cũng là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử ĐTVN.
Ông Weigang, người đã từng tố cáo rằng có “4 cầu thủ họ Nguyễn” đã bán độ ở Tiger Cup 1996 (4 người ấy được dư luận cho là Nguyễn Hữu Thắng, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Chí Bảo), bị sa thải ngay sau khi giải kết thúc.
Vòng loại Asian Cup 2004: Oman – Việt Nam 6-0 (29/9/2003)
Người dẫn dắt đội tuyển trong giai đoạn này là một cái tên quen thuộc: HLV người Áo Alfred Riedl. ĐTVN thực chất chỉ coi vòng loại Asian Cup như một cơ hội rèn quân cho SEA Games 22, và sau khi xem trong trận Hàn Quốc thắng Oman 1-0, ông Riedl đã cho rằng Việt Nam không thể thắng đối thủ vùng Vịnh này, nhưng để thua đến 0-6 thì là kết quả ông không thể ngờ.
Sau 45 phút hiệp một, tỉ số đã là 5-0 nghiêng về phía Oman. Cơn giận dữ của ông Riedl trong giờ giải lao không giúp VN chơi khá hơn, và họ chịu bàn thua thứ sáu từ một pha phản công phút 87. Sau này, trận thua ấy bị lãng quên bởi chiến tích đánh bại Hàn Quốc 1-0 tại Muscat (Oman), với bàn duy nhất của Phạm Văn Quyến.
Tiger Cup 2004: Việt Nam 0-3 Indonesia (12/12/2004)
Đó là một trong những kỳ giải đáng thất vọng nhất của tuyển Việt Nam. Dự Tiger Cup với tân HLV Edson Tavares, đội Việt Nam cực kỳ tự tin vì được chuẩn bị kỹ càng. Ông Tavares liên tục nhồi thể lực cho các cầu thủ trước giải, và tỏ ra hoàn toàn tự tin với cơ hội vào bán kết, thậm chí vô địch tại giải đấu mà Việt Nam được đăng cai một bảng đấu.
Nhưng sau trận hòa Singapore 1-1 ở sân Thống Nhất, đội Việt Nam thua thảm Indonesia đến 0-3 ở Mỹ Đình. Ông Tavares bị chỉ trích vì xếp Quang Trãi thi đấu, dù anh đã đá tồi trước Singapore. Đồng thời, việc sử dụng thủ môn Trần Minh Quang, vốn yếu về tâm lý, cũng bị lên án. Cả hai đều mắc sai lầm trận này.
Sau trận, ông Tavares trốn họp báo, bỏ thẳng về khách sạn. Sau giải, VFF chấm dứt hợp đồng với ông, khi tuyển Việt Nam không thể vượt qua vòng bảng.
Vòng loại World Cup 2010: UAE Việt Nam 5-0 (29/10/2007)
Sáu khi thua 0-1 ở lượt đi, tuyển Việt Nam thua tiếp 0-5 ở lượt về trước UAE tại vòng loại World Cup 2010, chấp nhận dừng bước sớm. Đây là kết quả đáng thất vọng nếu biết rằng, tại vòng bảng Asian Cup 2007, tuyển Việt Nam đã đánh bại UAE 2-0 trên sân nhà để vào tứ kết.
Sau thất bại bất ngờ ở giải vô địch châu Á, HLV Bruno Metsu và các học trò đã đánh giá đúng về đội Việt Nam để từ đó tìm được đấu sách thích hợp đánh bại đối phương. Sau khi đã thua 0-2 trong hiệp một vì lối đá phòng ngự phản công thiếu nét, Việt Nam buộc phải chuyển sang chơi tấn công ở 45 phút còn lại.
Sự điều chỉnh đó góp phần giúp tạo ra một thế trận đôi công cởi mở và hấp dẫn, nhưng cũng là điều kiện cho UAE có thêm nhiều hơn những khoảng trống để "bắn phá" và kết thúc trong thắng lợi vang dội.
SEA Games 24 năm 2007: Việt Nam – Singapore 0-5 (15/12/2007)
Đây là một trong những trận thua đau đớn nhất của bóng đá Việt Nam tại SEA Games. Tuyển U23 Việt Nam, với nòng cốt là những cầu thủ vừa lọt vào vòng tứ kết Asian Cup 2007, được kỳ vọng rất nhiều, rốt cuộc chơi thất vọng. Sau trận bán kết thua Myanmar 1-3 từ chấm luân lưu, HLV Afred Riedl bị ép ký vào đơn từ chức. Chỉ đạo tuyển U23 Việt Nam trận tranh giải ba gặp Singapore là HLV tạm quyền Mai Đức Chung, và ông Chung bó tay nhìn cả đội chịu trận.
U23 Việt Nam bị dẫn 0-2 trong hiệp một, rồi thua tiếp ba bàn nữa trong hiệp hai, chấp nhận thảm bại 0-5.
ASIAD 2010: Olympic Việt Nam 2-6 Olympic Turkmenistan (10/11/2010)
Đội Olympic Việt Nam, với sự dẫn dắt của HLV tạm quyền Phan Thanh Hùng, khởi đầu giải thuận lợi bằng chiến thắng 3-1 trước Bahrain. Nhưng sau đó, họ thất bại 2-6 trước Turkmenistan trong trận đấu mà HLV Calisto (khi đó đã bay sang Quảng Châu cùng đội) nói rằng là “trận thua kinh hoàng nhất trong sự nghiệp cầm quân của ông”.
Đội Olympic Việt Nam nhập cuộc khá tốt, nhưng sau bàn thua đầu tiên lại nhanh chóng rối loạn và không còn giữ vững sự bình tĩnh, khiến lối chơi rối rắm. Hàng công đội Việt Nam đã tạo khá nhiều cơ hội ghi bàn, nhưng các tiền đạo lại dễ dàng phung phí.
Sau trận thua, dư luận nghi ngờ sự xuất hiện của HLV Calisto tác động tiêu cực đến tâm lý cầu thủ. Ông Calisto kịch liệt phản bác quan điểm nay. Ông khẳng định không hề can thiệp gì về chuyên môn cũng như tâm lý, và trao toàn quyền quyết định cho “phó tướng” Phan Thanh Hùng.
Vòng bảng Dunhill Cup 1997: Zimbawe – Việt Nam 6-0 (26/2/1997)
Đây là trận đấu thuộc khuôn khổ bảng B Dunhill Cup năm 1997 diễn ra tại Kuala Lampur, Malaysia. Đội tuyển Việt Nam thời điểm ấy được dẫn dắt bởi HLV người Đức Karl Heiz Weigang, và đến dự giải với đội hình sứt mẻ lực lượng do một số cầu thủ CA.TP HCM (bao gồm cả tiền đạo chủ lực Lê Huỳnh Đức) bị cấm thi đấu vì hành hung trọng tài Tuấn Hùng ở trận chung kết giải VĐQG năm 1996, gặp Đồng Tháp.
Nhưng đội vẫn mang đến Malaysia không ít anh tài như tiền vệ Nguyễn Hồng Sơn, hậu vệ Trần Công Minh và đặc biệt là tiền vệ Nguyễn Văn Sỹ, người bây giờ là HLV trưởng tuyển quốc gia Việt Nam.
HLV Weigang thời còn dẫn dắt ĐTVN |
Không có gì ngạc nhiên, đội tuyển Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng với 3 trận toàn thua. Đầu tiên là thất bại 0-4 trước Bosnia & Herzegovia. Sau đó là trận thua Indonesia bởi pha lập công duy nhất của Widodo Putro. Nhưng thảm bại trước Zimbabwe vào ngày 26/2/1997 mới thực sự là không thể nào quên. Việt Nam thua 0-6, và cầu thủ chơi hay nhất là tiền đạo Mushagakhize, người đã lập một hat-trick. Đây cũng là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử ĐTVN.
Ông Weigang, người đã từng tố cáo rằng có “4 cầu thủ họ Nguyễn” đã bán độ ở Tiger Cup 1996 (4 người ấy được dư luận cho là Nguyễn Hữu Thắng, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Chí Bảo), bị sa thải ngay sau khi giải kết thúc.
Vòng loại Asian Cup 2004: Oman – Việt Nam 6-0 (29/9/2003)
Người dẫn dắt đội tuyển trong giai đoạn này là một cái tên quen thuộc: HLV người Áo Alfred Riedl. ĐTVN thực chất chỉ coi vòng loại Asian Cup như một cơ hội rèn quân cho SEA Games 22, và sau khi xem trong trận Hàn Quốc thắng Oman 1-0, ông Riedl đã cho rằng Việt Nam không thể thắng đối thủ vùng Vịnh này, nhưng để thua đến 0-6 thì là kết quả ông không thể ngờ.
Sau 45 phút hiệp một, tỉ số đã là 5-0 nghiêng về phía Oman. Cơn giận dữ của ông Riedl trong giờ giải lao không giúp VN chơi khá hơn, và họ chịu bàn thua thứ sáu từ một pha phản công phút 87. Sau này, trận thua ấy bị lãng quên bởi chiến tích đánh bại Hàn Quốc 1-0 tại Muscat (Oman), với bàn duy nhất của Phạm Văn Quyến.
Tiger Cup 2004: Việt Nam 0-3 Indonesia (12/12/2004)
Đó là một trong những kỳ giải đáng thất vọng nhất của tuyển Việt Nam. Dự Tiger Cup với tân HLV Edson Tavares, đội Việt Nam cực kỳ tự tin vì được chuẩn bị kỹ càng. Ông Tavares liên tục nhồi thể lực cho các cầu thủ trước giải, và tỏ ra hoàn toàn tự tin với cơ hội vào bán kết, thậm chí vô địch tại giải đấu mà Việt Nam được đăng cai một bảng đấu.
Việt Nam thảm bại Indonesia |
Nhưng sau trận hòa Singapore 1-1 ở sân Thống Nhất, đội Việt Nam thua thảm Indonesia đến 0-3 ở Mỹ Đình. Ông Tavares bị chỉ trích vì xếp Quang Trãi thi đấu, dù anh đã đá tồi trước Singapore. Đồng thời, việc sử dụng thủ môn Trần Minh Quang, vốn yếu về tâm lý, cũng bị lên án. Cả hai đều mắc sai lầm trận này.
Sau trận, ông Tavares trốn họp báo, bỏ thẳng về khách sạn. Sau giải, VFF chấm dứt hợp đồng với ông, khi tuyển Việt Nam không thể vượt qua vòng bảng.
Vòng loại World Cup 2010: UAE Việt Nam 5-0 (29/10/2007)
Sáu khi thua 0-1 ở lượt đi, tuyển Việt Nam thua tiếp 0-5 ở lượt về trước UAE tại vòng loại World Cup 2010, chấp nhận dừng bước sớm. Đây là kết quả đáng thất vọng nếu biết rằng, tại vòng bảng Asian Cup 2007, tuyển Việt Nam đã đánh bại UAE 2-0 trên sân nhà để vào tứ kết.
HLV Bruno Metsu trả nợ thành công |
Sau thất bại bất ngờ ở giải vô địch châu Á, HLV Bruno Metsu và các học trò đã đánh giá đúng về đội Việt Nam để từ đó tìm được đấu sách thích hợp đánh bại đối phương. Sau khi đã thua 0-2 trong hiệp một vì lối đá phòng ngự phản công thiếu nét, Việt Nam buộc phải chuyển sang chơi tấn công ở 45 phút còn lại.
Sự điều chỉnh đó góp phần giúp tạo ra một thế trận đôi công cởi mở và hấp dẫn, nhưng cũng là điều kiện cho UAE có thêm nhiều hơn những khoảng trống để "bắn phá" và kết thúc trong thắng lợi vang dội.
SEA Games 24 năm 2007: Việt Nam – Singapore 0-5 (15/12/2007)
Đây là một trong những trận thua đau đớn nhất của bóng đá Việt Nam tại SEA Games. Tuyển U23 Việt Nam, với nòng cốt là những cầu thủ vừa lọt vào vòng tứ kết Asian Cup 2007, được kỳ vọng rất nhiều, rốt cuộc chơi thất vọng. Sau trận bán kết thua Myanmar 1-3 từ chấm luân lưu, HLV Afred Riedl bị ép ký vào đơn từ chức. Chỉ đạo tuyển U23 Việt Nam trận tranh giải ba gặp Singapore là HLV tạm quyền Mai Đức Chung, và ông Chung bó tay nhìn cả đội chịu trận.
U23 Việt Nam bị dẫn 0-2 trong hiệp một, rồi thua tiếp ba bàn nữa trong hiệp hai, chấp nhận thảm bại 0-5.
ASIAD 2010: Olympic Việt Nam 2-6 Olympic Turkmenistan (10/11/2010)
Đội Olympic Việt Nam, với sự dẫn dắt của HLV tạm quyền Phan Thanh Hùng, khởi đầu giải thuận lợi bằng chiến thắng 3-1 trước Bahrain. Nhưng sau đó, họ thất bại 2-6 trước Turkmenistan trong trận đấu mà HLV Calisto (khi đó đã bay sang Quảng Châu cùng đội) nói rằng là “trận thua kinh hoàng nhất trong sự nghiệp cầm quân của ông”.
Đội Olympic Việt Nam nhập cuộc khá tốt, nhưng sau bàn thua đầu tiên lại nhanh chóng rối loạn và không còn giữ vững sự bình tĩnh, khiến lối chơi rối rắm. Hàng công đội Việt Nam đã tạo khá nhiều cơ hội ghi bàn, nhưng các tiền đạo lại dễ dàng phung phí.
Sau trận thua, dư luận nghi ngờ sự xuất hiện của HLV Calisto tác động tiêu cực đến tâm lý cầu thủ. Ông Calisto kịch liệt phản bác quan điểm nay. Ông khẳng định không hề can thiệp gì về chuyên môn cũng như tâm lý, và trao toàn quyền quyết định cho “phó tướng” Phan Thanh Hùng.
Theo TTVH
Bình luận