(VTC News) – Viện trưởng Viện quan hệ quốc tế về Quốc phòng, Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng nói Việt Nam không dựa vào bất cứ nước nào để bảo vệ chủ quyền, kể cả Mỹ.
Sau đối thoại Shangri-La 14 tại Singapore cùng hàng loạt động thái giữa các bên liên quan ở Biển Đông, quan hệ Việt – Mỹ, Trung – Mỹ đã có những thay đổi đáng kể.
Báo điện tử VTC News phỏng vấn Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng, Viện trưởng Viện quan hệ quốc tế về Quốc phòng, Bộ Quốc phòng về vấn đề an ninh Biển Đông cũng như sự ảnh hưởng của mối quan hệ Mỹ - Trung đối với khu vực này.
Trả lời phỏng vấn, Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng khẳng định: “Theo tôi, vấn đề an ninh Biển Đông hiện nay không chỉ bó hẹp trong khu vực mà đã trở thành vấn đề của thế giới vì rất nhiều nước cảm thấy lợi ích của mình bị đe dọa nếu xảy ra xung đột.
Trong quá trình phát triển hiện nay, việc cạnh tranh lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ tạo ra những vấn đề về an ninh khu vực, buộc các nước vừa và nhỏ phải tính toán cho lợi ích của mình”.
- Thưa Thiếu tướng, là Viện trưởng Viện quan hệ quốc tế về Quốc phòng và trực tiếp tham dự Đối thoại Shangri-La vừa qua, ông có nhận định gì vấn đề an ninh Biển Đông hiện nay?
Đối thoại Shangri-La là đối thoại thượng đỉnh thường niên về an ninh châu Á, đề cập đến các chính sách quốc phòng, an ninh của các quốc gia liên quan tại diễn đàn này. Trong Shangri-la 14, vấn đề nổi cộm là an ninh trên Biển Đông.
Sở dĩ vấn đề này được quan tâm vì đang nảy sinh nhiều diễn biến mới về tranh chấp chủ quyền, hành xử, tự do đi lại, thương mại, hàng hải và các hoạt động hợp pháp khác của người dân các quốc gia liên quan.
Những diễn biến mới này dẫn đến nguy cơ có thể xảy ra va chạm, xung đột ở Biển Đông, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn và môi trường phát triển chung của khu vực.
Đối thoại Shangri-La vừa qua có thể xem là biểu đồ đo độ nóng ở Biển Đông, không phải tự nhiên mà phát biểu của nhiều quốc gia trong diễn đàn đều đề cập đến vấn đề này, từ Anh, Mỹ cho đến Đức.
Việc các quốc gia lên tiếng chỉ trích Trung Quốc tôn tạo xây dựng mới các đảo trên Biển Đông gây ra sự lo ngại cho nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước có liên quan lợi ích trong khu vực này, vốn nằm trên con đường hàng hải chiếm lưu lượng vận tải lớn của thế giới.
Các nước tỏ ra lo ngại trong trường hợp xảy ra xung đột, các hoạt động sẽ bị gián đoạn, tự do thương mại bị ảnh hưởng.
Theo tôi, vấn đề an ninh Biển Đông hiện nay không chỉ bó hẹp trong khu vực mà đã trở thành vấn đề của thế giới vì rất nhiều nước cảm thấy lợi ích của mình bị đe dọa nếu xảy ra xung đột.
- Trong mối quan hệ Mỹ - Trung, hiện nay, có thông tin nói 2 quốc gia này đang xích lại gần nhau dù trước đó Washington công khai phản đối các hoạt động trái phép của Bắc Kinh ở Biển Đông, ông đánh giá gì về vấn đề này, thưa Thiếu tướng?
Ở Shangri-La 14, Mỹ là quốc gia phản đối mạnh mẽ các hoạt động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc. Mỹ cho rằng, hàng trăm năm nay họ vẫn hoạt động tự do trong các khu vực biển, không phận quốc tế và các đảo Trung Quốc cải tạo trái phép gây cho Washington cảm giác bất an, Mỹ không chấp nhận điều đó.
Bên lề Shangri-La 14, các thượng nghị sỹ Mỹ có tổ chức họp báo tuyên bố Mỹ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động của mình, bất chấp các tuyên bố chủ quyền không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Mỹ tiếp tục coi mình là siêu cường thế giới, chỉ có Mỹ mới đủ khả năng đứng ra duy trì luật pháp quốc tế trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc cũng đang phát triển mạnh mẽ và có xu hướng trở thành cường quốc.
Trong quá trình phát triển này, việc cạnh tranh lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ tạo ra những vấn đề về an ninh khu vực, buộc các nước vừa và nhỏ phải tính toán cho lợi ích của mình.
Xét cho cùng, quan hệ Trung – Mỹ là quan hệ giữa các nước lớn, có thể chi phối các vấn đề quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Việc hợp tác, đấu tranh, cọ sát lợi ích giữa 2 quốc gia này tạo ra một môi trường có cả thuận lợi và thách thức cho các quốc gia trong khu vực.
Bên cạnh đó, quan hệ Trung – Mỹ đang đặt ra vấn đề liệu các quốc gia vừa và nhỏ có phải lựa chọn giữa việc đi với Bắc Kinh hay đi với Washington hay không.
Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng ASEAN và các nước châu Á lôi kéo Mỹ vào khu vực. Tuy nhiên, theo tôi việc Mỹ xoay trục chiến lược về châu Á – Thái Bình Dương là đi theo lợi ích của mình, nếu không có lợi ích thì ‘có mời Mỹ cũng không vào’.
Khi Mỹ tăng cường các hoạt động của mình ở châu Á – Thái Bình Dương, tất nhiên, là vì lợi ích của Mỹ nhưng cũng đem lại lợi ích cho các quốc gia trong khu vực, nên Mỹ mới được đón nhận sự hợp tác.
- Ở Shangri-La 14 vừa qua, Đô đốc Tôn Kiến Quốc của Trung Quốc nói ‘An ninh của châu Á nên để người châu Á giải quyết’, hàm ý không muốn các quốc gia bên ngoài can thiệp vào vấn đề này, quan điểm của ông về tuyên bố này như thế nào?
Kể từ khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, hơn 40 năm qua, đã bao giờ người châu Á hợp tác để có đủ năng lực giải quyết chính các vấn đề an ninh của châu Á chưa?
Chúng ta có thể thấy, câu trả lời là chưa. Châu Á đã để tuột khỏi tầm tay vấn đề an ninh của mình khiến nhiều quốc gia bên ngoài phải lên tiếng, can dự để cùng duy trì sự ổn định trong khu vực.
Bản thân các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc và các nước ASEAN cần nhìn nhận lại và thấy rằng, vẫn còn tồn tại những bất cập trong quan hệ, điều đó dẫn đến nguy cơ xung đột khu vực và gây ra lo ngại cho các quốc gia có lợi ích liên quan.
Bên cạnh đó, vẫn có những quốc gia hành xử không theo các chuẩn mực luật pháp quốc tế, buộc các nước ngoài châu Á phải lên tiếng.
Video Mỹ tuần tra ở khu vực Trung Quốc cải tạo đảo trái phép
Hiện nay, trong môi trường xã hội phát triển văn minh, hiện đại thì nhu cầu phải phát triển hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế, đặt lợi ích quốc gia phù hợp với lợi ích cộng đồng, khu vực thì mới được chấp nhận, nếu không sẽ vấp phải sự phản đối trên cả diễn đàn song phương và đa phương.
Những hành xử của Trung Quốc trong thời gian vừa qua tạo cho các nước trong khu vực sự bất an, chính vì vậy, Bắc Kinh chưa đạt được sự tin cậy về chính trị trong quá trình phát triển hòa bình của mình.
Điều đó cũng làm cho liên minh của Mỹ với các đồng minh châu Á ngày càng liên kết chặt chẽ hơn, đồng thời buộc các quốc gia vừa và nhỏ tại khu vực phải tính toán, gia tăng sức mạnh để bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của mình.
Phó thủ tướng Singapore Tiêu Chí Hiền đã từng nói với Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam rằng các nước ASEAN cần phải biết quản lý quan hệ nước lớn tại khu vực, đặc biệt là quan hệ Trung – Mỹ, để khi họ can dự vào khu vực thì mang lại lợi ích nhiều hơn chứ không phải là thách thức.
Như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã khẳng định bên lề Đối thoại Shangri-La vừa qua: “Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác”.
- Có thông tin cho biết học giả Trung Quốc chia sẻ với Thiếu tướng rằng muốn Việt Nam xây dựng quan hệ với Trung Quốc thì không nên đi qua Washington?
Tôi có khẳng định với các học giả Trung Quốc rằng, Việt Nam hoạch định đường lối đối ngoại theo chủ trương độc lập tự chủ, đây là đường lối xuyên suốt, nhất quán từ trước đến nay và sau này cũng như vậy.
Việt Nam có chính sách quan hệ với tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, kể cả với Mỹ cũng không đi qua bất cứ quốc gia nào, trong đó có Bắc Kinh.
Sau khi nghe giải thích, các học giả Trung Quốc tỏ ý tin tưởng vào đường lối độc lập tự chủ của Việt Nam hiện nay và cho rằng quan hệ Việt – Mỹ phát triển tốt đẹp cũng không gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt – Trung.
Những chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh và Washington vừa qua là để khẳng định đường lối độc lập tự chủ và xây dựng lòng tin về chiến lược không xâm hại lợi ích chiến lược của nhau, mong muốn duy trì môi trường hòa bình để cùng phát triển và hưởng lợi.
- Dưới góc độ là nhà nghiên cứu, ông có đề xuất chính sách gì để Việt Nam có thể quản lý xung đột, khủng hoảng ở Biển Đông để tạo ra môi trường hòa hình, ổn định?
Vấn đề hòa bình, ổn định ở Biển Đông được rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam quan tâm. Việt Nam trong vấn đề hợp tác song phương lẫn đa phương đều mong muốn cùng với các quốc gia duy trì ổn định ở Biển Đông.
Chúng ta đã nêu và ủng hộ nhiều sáng kiến như thiết lập đường dây nóng giữa lực lượng chấp pháp các nước trên khu vực Biển Đông, đường dây nóng của Hải quân các nước ASEAN, đường dây nóng Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN.
Về hợp tác ADMM+ giữa ASEAN và các nước đối tác trong đó có Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam đã đề xuất và tham gia thúc đẩy hợp tác trong 6 lĩnh vực gồm an ninh biển, gìn giữ hòa bình, hợp tác quân y, hỗ trợ nhân đạo, chống khủng bố và hành động mìn nhân đạo (khắc phục hậu quả bom mìn sau các cuộc chiến tranh ở nhiều nước không chỉ Việt Nam), được các nước ASEAN đón nhận.
Về vấn đề Biển Đông, tôi cho rằng các va chạm trên biển cần được giải quyết theo con đường hòa bình, thương lượng ngoại giao, dựa trên luật pháp quốc tế và các cam kết cũng như tuyên bố chung của khu vực.
- Thời gian vừa qua, Mỹ tổ chức tuần tra bằng máy bay, tàu nổi ở khu vực hải phận, không phận quốc tế nhưng rất gần các đảo mà Trung Quốc tổ chức cải tạo trái phép đồng thời đưa thông điệp yêu cầu Bắc Kinh ngừng công việc này. Theo ông liệu Mỹ có giúp được gì cho Việt Nam trong vấn đề đảm bảo chủ quyền trên Biển Đông?
Khi nhìn vào vấn đề ở Biển Đông, chúng ta thấy 3 vấn đề nổi lên, đó là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ; hoà bình, ổn định khu vực; tự do hàng hải, hàng không và luật pháp quốc tế.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thì liên quan trực tiếp tới các nước có tranh chấp (5 nước 6 bên).
Thứ hai, vấn đề hoà bình, ổn định của khu vực: liên quan trực tiếp tới lợi ích của các nước trong khu vực. Chính vì vậy, các nước ASEAN đã cùng nhau thực thi DOC và đang đàm phán COC với Trung Quốc để có được bộ quy tắc ứng xử nhằm kiểm soát tranh chấp không để thành leo thang xung đột.
Thứ ba, vấn đề tự do hàng hải, hàng không và luật pháp quốc tế: Liên quan tới các nước có lợi ích đi lại, thông thương qua khu vực này, liên quan tới cộng đồng quốc tế (duy trì sự tuân thủ luật pháp quốc tế).
Ba vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có tác động qua lại đối với nhau, đều liên quan đến lợi ích của ta.
Việc Mỹ có các hoạt động ở hải phận và không phận quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế thì đây là các hoạt động không ảnh hưởng tới chủ quyền Việt Nam.
Chúng ta chia sẻ lo ngại với cộng đồng quốc tế trong đó có Mỹ về việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo.
Các hoạt động yêu cầu, thuyết phục Trung Quốc ngừng xây dựng đảo bằng các biện pháp hoà bình, không gây ra xung đột vũ trang trên biển là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chung của các nước trong khu vực, trong đó có các lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông.
Còn việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì chúng ta phải xây dựng đủ năng lực, khả năng và quyết tâm để làm chứ chúng ta không dựa vào nước nào đó giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền của mình, kể cả Mỹ.
Bản thân Mỹ cũng tuyên bố rõ quan điểm là không đứng về phía nào và không tham gia vào tranh chấp song có lợi ích quốc gia trong đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Mỹ ủng hộ thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thúc đẩy COC.
Các hành động của Mỹ là dựa trên các lợi ích của Mỹ chứ không phải để giúp các nước bảo vệ chủ quyền của mình.
Tuy nhiên, các hoạt động nào thúc đẩy hoà bình, ổn định của khu vực sẽ được các nước hoan nghênh, còn các hành động tạo ra sự bất ổn, xung đột thì các nước và cả Việt Nam chúng ta cũng sẽ phản đối.
Xin cảm ơn Thiếu tướng!
Tùng Đinh(thực hiện)
Sau đối thoại Shangri-La 14 tại Singapore cùng hàng loạt động thái giữa các bên liên quan ở Biển Đông, quan hệ Việt – Mỹ, Trung – Mỹ đã có những thay đổi đáng kể.
Báo điện tử VTC News phỏng vấn Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng, Viện trưởng Viện quan hệ quốc tế về Quốc phòng, Bộ Quốc phòng về vấn đề an ninh Biển Đông cũng như sự ảnh hưởng của mối quan hệ Mỹ - Trung đối với khu vực này.
Thiếu tướng Vũ Tiến Trọng, Viện trưởng Viện quan hệ quốc tế về quốc phòng Ảnh: Tùng Đinh |
Trong quá trình phát triển hiện nay, việc cạnh tranh lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ tạo ra những vấn đề về an ninh khu vực, buộc các nước vừa và nhỏ phải tính toán cho lợi ích của mình”.
- Thưa Thiếu tướng, là Viện trưởng Viện quan hệ quốc tế về Quốc phòng và trực tiếp tham dự Đối thoại Shangri-La vừa qua, ông có nhận định gì vấn đề an ninh Biển Đông hiện nay?
Đối thoại Shangri-La là đối thoại thượng đỉnh thường niên về an ninh châu Á, đề cập đến các chính sách quốc phòng, an ninh của các quốc gia liên quan tại diễn đàn này. Trong Shangri-la 14, vấn đề nổi cộm là an ninh trên Biển Đông.
Sở dĩ vấn đề này được quan tâm vì đang nảy sinh nhiều diễn biến mới về tranh chấp chủ quyền, hành xử, tự do đi lại, thương mại, hàng hải và các hoạt động hợp pháp khác của người dân các quốc gia liên quan.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tham dự Đối thoại Shangri-La 14 tháng 6 vừa qua ở Singapore |
Đối thoại Shangri-La vừa qua có thể xem là biểu đồ đo độ nóng ở Biển Đông, không phải tự nhiên mà phát biểu của nhiều quốc gia trong diễn đàn đều đề cập đến vấn đề này, từ Anh, Mỹ cho đến Đức.
Việc các quốc gia lên tiếng chỉ trích Trung Quốc tôn tạo xây dựng mới các đảo trên Biển Đông gây ra sự lo ngại cho nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước có liên quan lợi ích trong khu vực này, vốn nằm trên con đường hàng hải chiếm lưu lượng vận tải lớn của thế giới.
|
Theo tôi, vấn đề an ninh Biển Đông hiện nay không chỉ bó hẹp trong khu vực mà đã trở thành vấn đề của thế giới vì rất nhiều nước cảm thấy lợi ích của mình bị đe dọa nếu xảy ra xung đột.
- Trong mối quan hệ Mỹ - Trung, hiện nay, có thông tin nói 2 quốc gia này đang xích lại gần nhau dù trước đó Washington công khai phản đối các hoạt động trái phép của Bắc Kinh ở Biển Đông, ông đánh giá gì về vấn đề này, thưa Thiếu tướng?
Ở Shangri-La 14, Mỹ là quốc gia phản đối mạnh mẽ các hoạt động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc. Mỹ cho rằng, hàng trăm năm nay họ vẫn hoạt động tự do trong các khu vực biển, không phận quốc tế và các đảo Trung Quốc cải tạo trái phép gây cho Washington cảm giác bất an, Mỹ không chấp nhận điều đó.
Bên lề Shangri-La 14, các thượng nghị sỹ Mỹ có tổ chức họp báo tuyên bố Mỹ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động của mình, bất chấp các tuyên bố chủ quyền không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Mỹ tiếp tục coi mình là siêu cường thế giới, chỉ có Mỹ mới đủ khả năng đứng ra duy trì luật pháp quốc tế trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc cũng đang phát triển mạnh mẽ và có xu hướng trở thành cường quốc.
Trong quá trình phát triển này, việc cạnh tranh lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ tạo ra những vấn đề về an ninh khu vực, buộc các nước vừa và nhỏ phải tính toán cho lợi ích của mình.
Xét cho cùng, quan hệ Trung – Mỹ là quan hệ giữa các nước lớn, có thể chi phối các vấn đề quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Việc hợp tác, đấu tranh, cọ sát lợi ích giữa 2 quốc gia này tạo ra một môi trường có cả thuận lợi và thách thức cho các quốc gia trong khu vực.
Tàu USS Fort Worth tuần tra Biển Đông trong khi bị tàu Trung Quốc (khoanh đỏ) bám theo sau |
Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng ASEAN và các nước châu Á lôi kéo Mỹ vào khu vực. Tuy nhiên, theo tôi việc Mỹ xoay trục chiến lược về châu Á – Thái Bình Dương là đi theo lợi ích của mình, nếu không có lợi ích thì ‘có mời Mỹ cũng không vào’.
Khi Mỹ tăng cường các hoạt động của mình ở châu Á – Thái Bình Dương, tất nhiên, là vì lợi ích của Mỹ nhưng cũng đem lại lợi ích cho các quốc gia trong khu vực, nên Mỹ mới được đón nhận sự hợp tác.
- Ở Shangri-La 14 vừa qua, Đô đốc Tôn Kiến Quốc của Trung Quốc nói ‘An ninh của châu Á nên để người châu Á giải quyết’, hàm ý không muốn các quốc gia bên ngoài can thiệp vào vấn đề này, quan điểm của ông về tuyên bố này như thế nào?
Kể từ khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, hơn 40 năm qua, đã bao giờ người châu Á hợp tác để có đủ năng lực giải quyết chính các vấn đề an ninh của châu Á chưa?
Chúng ta có thể thấy, câu trả lời là chưa. Châu Á đã để tuột khỏi tầm tay vấn đề an ninh của mình khiến nhiều quốc gia bên ngoài phải lên tiếng, can dự để cùng duy trì sự ổn định trong khu vực.
Bản thân các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc và các nước ASEAN cần nhìn nhận lại và thấy rằng, vẫn còn tồn tại những bất cập trong quan hệ, điều đó dẫn đến nguy cơ xung đột khu vực và gây ra lo ngại cho các quốc gia có lợi ích liên quan.
Bên cạnh đó, vẫn có những quốc gia hành xử không theo các chuẩn mực luật pháp quốc tế, buộc các nước ngoài châu Á phải lên tiếng.
Video Mỹ tuần tra ở khu vực Trung Quốc cải tạo đảo trái phép
Hiện nay, trong môi trường xã hội phát triển văn minh, hiện đại thì nhu cầu phải phát triển hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế, đặt lợi ích quốc gia phù hợp với lợi ích cộng đồng, khu vực thì mới được chấp nhận, nếu không sẽ vấp phải sự phản đối trên cả diễn đàn song phương và đa phương.
Những hành xử của Trung Quốc trong thời gian vừa qua tạo cho các nước trong khu vực sự bất an, chính vì vậy, Bắc Kinh chưa đạt được sự tin cậy về chính trị trong quá trình phát triển hòa bình của mình.
Điều đó cũng làm cho liên minh của Mỹ với các đồng minh châu Á ngày càng liên kết chặt chẽ hơn, đồng thời buộc các quốc gia vừa và nhỏ tại khu vực phải tính toán, gia tăng sức mạnh để bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của mình.
Phó thủ tướng Singapore Tiêu Chí Hiền đã từng nói với Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam rằng các nước ASEAN cần phải biết quản lý quan hệ nước lớn tại khu vực, đặc biệt là quan hệ Trung – Mỹ, để khi họ can dự vào khu vực thì mang lại lợi ích nhiều hơn chứ không phải là thách thức.
Như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã khẳng định bên lề Đối thoại Shangri-La vừa qua: “Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác”.
- Có thông tin cho biết học giả Trung Quốc chia sẻ với Thiếu tướng rằng muốn Việt Nam xây dựng quan hệ với Trung Quốc thì không nên đi qua Washington?
Tôi có khẳng định với các học giả Trung Quốc rằng, Việt Nam hoạch định đường lối đối ngoại theo chủ trương độc lập tự chủ, đây là đường lối xuyên suốt, nhất quán từ trước đến nay và sau này cũng như vậy.
|
Sau khi nghe giải thích, các học giả Trung Quốc tỏ ý tin tưởng vào đường lối độc lập tự chủ của Việt Nam hiện nay và cho rằng quan hệ Việt – Mỹ phát triển tốt đẹp cũng không gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt – Trung.
Những chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh và Washington vừa qua là để khẳng định đường lối độc lập tự chủ và xây dựng lòng tin về chiến lược không xâm hại lợi ích chiến lược của nhau, mong muốn duy trì môi trường hòa bình để cùng phát triển và hưởng lợi.
- Dưới góc độ là nhà nghiên cứu, ông có đề xuất chính sách gì để Việt Nam có thể quản lý xung đột, khủng hoảng ở Biển Đông để tạo ra môi trường hòa hình, ổn định?
Vấn đề hòa bình, ổn định ở Biển Đông được rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam quan tâm. Việt Nam trong vấn đề hợp tác song phương lẫn đa phương đều mong muốn cùng với các quốc gia duy trì ổn định ở Biển Đông.
Chúng ta đã nêu và ủng hộ nhiều sáng kiến như thiết lập đường dây nóng giữa lực lượng chấp pháp các nước trên khu vực Biển Đông, đường dây nóng của Hải quân các nước ASEAN, đường dây nóng Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN.
Về hợp tác ADMM+ giữa ASEAN và các nước đối tác trong đó có Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam đã đề xuất và tham gia thúc đẩy hợp tác trong 6 lĩnh vực gồm an ninh biển, gìn giữ hòa bình, hợp tác quân y, hỗ trợ nhân đạo, chống khủng bố và hành động mìn nhân đạo (khắc phục hậu quả bom mìn sau các cuộc chiến tranh ở nhiều nước không chỉ Việt Nam), được các nước ASEAN đón nhận.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc của Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-la 14 |
- Thời gian vừa qua, Mỹ tổ chức tuần tra bằng máy bay, tàu nổi ở khu vực hải phận, không phận quốc tế nhưng rất gần các đảo mà Trung Quốc tổ chức cải tạo trái phép đồng thời đưa thông điệp yêu cầu Bắc Kinh ngừng công việc này. Theo ông liệu Mỹ có giúp được gì cho Việt Nam trong vấn đề đảm bảo chủ quyền trên Biển Đông?
Khi nhìn vào vấn đề ở Biển Đông, chúng ta thấy 3 vấn đề nổi lên, đó là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ; hoà bình, ổn định khu vực; tự do hàng hải, hàng không và luật pháp quốc tế.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thì liên quan trực tiếp tới các nước có tranh chấp (5 nước 6 bên).
Thứ hai, vấn đề hoà bình, ổn định của khu vực: liên quan trực tiếp tới lợi ích của các nước trong khu vực. Chính vì vậy, các nước ASEAN đã cùng nhau thực thi DOC và đang đàm phán COC với Trung Quốc để có được bộ quy tắc ứng xử nhằm kiểm soát tranh chấp không để thành leo thang xung đột.
Thứ ba, vấn đề tự do hàng hải, hàng không và luật pháp quốc tế: Liên quan tới các nước có lợi ích đi lại, thông thương qua khu vực này, liên quan tới cộng đồng quốc tế (duy trì sự tuân thủ luật pháp quốc tế).
Ba vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có tác động qua lại đối với nhau, đều liên quan đến lợi ích của ta.
Lính Hải quân Mỹ ngồi trên máy bay trinh sát P-8A Poseidon ghi lại những hình ảnh Trung Quốc cải tạo trái phép tại khu vực Đá Chữ Thập của Việt Nam |
Chúng ta chia sẻ lo ngại với cộng đồng quốc tế trong đó có Mỹ về việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo.
Các hoạt động yêu cầu, thuyết phục Trung Quốc ngừng xây dựng đảo bằng các biện pháp hoà bình, không gây ra xung đột vũ trang trên biển là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chung của các nước trong khu vực, trong đó có các lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông.
Còn việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì chúng ta phải xây dựng đủ năng lực, khả năng và quyết tâm để làm chứ chúng ta không dựa vào nước nào đó giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền của mình, kể cả Mỹ.
Bản thân Mỹ cũng tuyên bố rõ quan điểm là không đứng về phía nào và không tham gia vào tranh chấp song có lợi ích quốc gia trong đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Mỹ ủng hộ thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thúc đẩy COC.
Các hành động của Mỹ là dựa trên các lợi ích của Mỹ chứ không phải để giúp các nước bảo vệ chủ quyền của mình.
Tuy nhiên, các hoạt động nào thúc đẩy hoà bình, ổn định của khu vực sẽ được các nước hoan nghênh, còn các hành động tạo ra sự bất ổn, xung đột thì các nước và cả Việt Nam chúng ta cũng sẽ phản đối.
Xin cảm ơn Thiếu tướng!
Tùng Đinh(thực hiện)
Bình luận