Ít ai có thể tưởng tượng, dù đã 80 tuổi, một tu sỹ Ẩn Độ vẫn khiến mọi người choáng ngợp trước khả năng đặc biệt của mình nhờ sở hữu làn da miễn nhiễm với nhiệt độ. Sữa nóng, dầu sôi hay lửa cũng không thể làm da ông tấy đỏ hay bỏng rộp.
Đây cũng là dịp người dân hào hứng hòa mình trong không khí lễ hội với âm nhạc, những điệu nhảy, các món ăn và nhiều nghi lễ tôn giáo truyền thống.
Song, điều mà nhiều người mong chờ nhất lại là được mục sở thị những màn biểu diễn đặc biệt của lão tu sỹ tại ngôi đền Durga nổi tiếng ở thành phố Varanasi.
Vị tu sỹ này cho biết ông đã có thâm niên nhiều năm trong việc tắm sữa đun sôi, nhưng khi hỏi danh tính, ông lại từ chối tiết lộ. Ông nói rằng đây là những nghi lễ mà ông vẫn thực hiện hàng năm, và ông không muốn trở lên nổi tiếng vì điều đó.
Để chuẩn bị cho nghi lễ này, người ta mang đến 9 chiếc bình bằng đất nung có dung tích khoảng 3 lít, đựng đầy sữa, tượng trưng cho 9 nữ thần. Mỗi bình sữa được trang trí bằng 1 vòng hoa vàng rực.
Sau đó, người ta xếp đá tạo thành 9 cái bếp hình tròn, rồi đổ đầy than củi đang cháy vào những cái bếp ấy. Những bình sữa được đặt lên bếp đun cho đến khi sủi bọt sùng sục.
Khi những bình sữa vừa sôi, cũng là lúc vị lão tu sỹ hoàn thành xong những nghi lễ cúng tế trong đền Dugra. Ông nhanh nhẹn đến bên những bình sữa được đặt thẳng hàng trước cửa đền, nơi những người dân đã đứng chật kín, háo hức chờ đợi màn biểu diễn của lão tu sỹ.
Ông ở trần, đeo tràng hoa vàng ở cổ, người quấn độc 1 chiếc khăn trắng như biết bao những tu sỹ trẻ tuổi khác. Song, sức khỏe và sự nhanh nhẹn của ông thì ít ai có thể sánh kịp.
Lão tu sỹ té một ít sữa đang sôi từ trong bình ra để rửa tay. Rồi nhanh như cắt, ông bất ngờ cầm lấy bình sữa nóng cả trăm độ, giơ lên cao và dốc thẳng vào đầu. Sữa nóng chảy xuống khắp người ông và bốc khói nghi ngút.
Đáng ngạc nhiên là dù đổ sữa đun sôi vào đầu và toàn thân, da ông vẫn không có bất cứ dấu hiệu nào của việc bị bỏng như đỏ rộp hay ngứa rát. Lão tu sỹ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, bằng chứng là ông tiếp tục lấy thêm những bình sữa còn lại đang bốc khói nghi ngút trên bếp dội vào người.
Tiếng chiêng trống, sự reo hò và cổ vũ của những người xem như tiếp thêm sức mạnh cho ông hoàn thành màn biểu diễn khó tin đến kinh ngạc.
Mấy chục lít sữa sôi dường như chẳng thể làm gì lớp da được mệnh danh là thép của vị tu sỹ. Ông vẫn đi lại, vận động bình thường và thản nhiên như thể vừa mới tắm nước lạnh.
Rồi như để chứng tỏ cho khán giả thấy da của mình còn chịu đựng được nhiệt độ cao hơn thế, vị tu sỹ lại tiếp tục biểu diễn thêm một màn ngoạn mục nữa. Ông đến bên 1 chảo dầu sôi sủi tăm đang dùng để rán bánh Puris, một loại bánh của Ấn Độ làm từ một mỳ có hình tròn, rồi vục bàn tay không vào chảo để vớt bánh.
Vớt bánh xong, ông cầm những chiếc bánh vẫn còn nóng rát, mang ngay vào đền và để lên khu tượng thờ của các nữ thần. Người đàn ông ngoài 80 tuổi tiếp tục dùng tay không vớt bánh như vậy cho đến khi hết sạch mấy chục chiếc bánh Puris đang rán trong chảo dầu sôi.
Nhiều người nhìn thấy vị tu sỹ nhúng tay không vào chảo dầu vớt bánh mà sởn gai ốc. Họ biết rằng chảo dầu sôi ấy phải nóng đến mấy trăm độ và chỉ cần 1 giọt dầu nhỏ bắn vào da cũng khiến đau rát nhiều ngày. Vậy mà, vị tu sỹ bình thản nhúng cả bàn tay vào chảo dầu mà không hề hấn gì.
Chưa dừng lại đó, vị tu sỹ vẫn để mình trần, chiếc khăn dùng để quấn thân còn chưa khô từ lúc tắm sữa, ông lại chạy đến bên đống lửa đang cháy rừng rực.
Một tay ông cầm chiếc gậy gỗ làm từ đoạn thân cây. Lão tu sỹ chống chiếc gậy sang bên kia đống lửa rồi từ từ choãi người và dựa vào cây gậy, cơ thể ông bắc ngang qua đám lửa cho đến khi những ngọn lửa đang cháy chạm hẳn vào bụng ông.
Ông cứ giữ như vậy 1 lúc lâu rồi mới đứng thẳng lên. Vị tu sỹ lặp lại động tác đó nhiều lần mà da ông vẫn không có dấu hiệu gì khác thường. Dường như ông đang muốn chơi đùa với những ngọn lửa khi biết chúng chẳng thể làm gì được làn da thép của mình.
Hiện tại khoa học vẫn chưa thể giải thích được tại sao da của vị tu sỹ lại miễn nhiễm với sữa nóng, dầu sôi và lửa. Đối với người bình thường, nếu dám thử như vị tu sỹ trên, chắc chắn họ sẽ phải trả giá đắt có khi là cả mạng sống của mình.
Lão tu sỹ cho biết ông không hề có bất cứ cảm giác đau đớn hay khó chịu nào trên da khi thực hiện những nghi lễ trên. Trước đó, sách kỷ lục Guiness của thế giới cũng công nhận khả năng đặc biệt của 1 người đàn ông Thái Lan đã dùng tay không vớt gà rán trong chảo mỡ mà không hề bị bỏng.
Người đàn ông này là đầu bếp Kann, 50 tuổi. Ông cho biết phát hiện ra khả năng đặc biệt này của mình nhiều năm trước. Sau khi biết da miễn nhiễm với dầu sôi, ông thường dùng tay không để rán gà hoặc rang cơm cho tiện. Ông Kann cho biết khi cho tay vào chảo mỡ sôi, ông chỉ cảm thấy hơi nóng chứ không bị bỏng, phồng rộp da hay đau rát.
Trong khi khả năng của vị lão tu sỹ hay anh Kann vẫn là câu hỏi khó với những nhà khoa học, thì rất nhiều người dân Ấn Độ đã tin rằng chính nữ thần ở đền Durga đã hóa thân vào vị tu sỹ và mang đến cho ông những khả năng thần kỳ đến vậy.
Vị tu sỹ cho biết, cho dù khả năng đặc biệt mà ông có được là từ đâu đi chăng nữa, ông sẽ vẫn biểu diễn chúng vào những dịp lễ hội hàng năm. Ông tin rằng chúng không chỉ mang lại sự hứng khởi cho nhiều người tham gia lễ hội mà chúng con giúp ông thể hiện lòng tôn kính của mình với các nữ thần.
TheoBáo Gia đình và Cuộc sống
Hàng năm, người dân ở thành phố Varanasi, một trung tâm văn hóa và tôn giáo lớn ở Bắc Ấn Độ lại háo hức chờ đợi màn trình diễn ngoạn mục của một vị tu sỹ đã 80 tuổi. Vị tu sỹ này không chỉ có khả năng dội những bình sữa đang sôi sùng sục lên người, dùng tay không vớt bánh đang chiên trong những chảo ngập dầu, mà còn có thể hơ người trên lửa mà cơ thể vẫn hoàn toàn bình thường.
Dịp duy nhất trong năm để tu sỹ này thể hiện khả năng phi thường của mình đó là vào lễ hội Navaratri, được tổ chức vào tháng 10 hàng năm.
Trong tiếng Hindu, “nava” là chín, còn “ratri” là đêm tối, vì vậy lễ hội Navaratri còn có tên gọi khác là lễ chín đêm. Chín đêm tượng trưng cho 9 nữ thần và mỗi đêm, người dân sẽ tôn thờ 1 nữ thần.
Vị tu sỹ với khả năng đặc biệt |
Song, điều mà nhiều người mong chờ nhất lại là được mục sở thị những màn biểu diễn đặc biệt của lão tu sỹ tại ngôi đền Durga nổi tiếng ở thành phố Varanasi.
Vị tu sỹ này cho biết ông đã có thâm niên nhiều năm trong việc tắm sữa đun sôi, nhưng khi hỏi danh tính, ông lại từ chối tiết lộ. Ông nói rằng đây là những nghi lễ mà ông vẫn thực hiện hàng năm, và ông không muốn trở lên nổi tiếng vì điều đó.
Để chuẩn bị cho nghi lễ này, người ta mang đến 9 chiếc bình bằng đất nung có dung tích khoảng 3 lít, đựng đầy sữa, tượng trưng cho 9 nữ thần. Mỗi bình sữa được trang trí bằng 1 vòng hoa vàng rực.
Sau đó, người ta xếp đá tạo thành 9 cái bếp hình tròn, rồi đổ đầy than củi đang cháy vào những cái bếp ấy. Những bình sữa được đặt lên bếp đun cho đến khi sủi bọt sùng sục.
Khi những bình sữa vừa sôi, cũng là lúc vị lão tu sỹ hoàn thành xong những nghi lễ cúng tế trong đền Dugra. Ông nhanh nhẹn đến bên những bình sữa được đặt thẳng hàng trước cửa đền, nơi những người dân đã đứng chật kín, háo hức chờ đợi màn biểu diễn của lão tu sỹ.
Ông ở trần, đeo tràng hoa vàng ở cổ, người quấn độc 1 chiếc khăn trắng như biết bao những tu sỹ trẻ tuổi khác. Song, sức khỏe và sự nhanh nhẹn của ông thì ít ai có thể sánh kịp.
Lão tu sỹ té một ít sữa đang sôi từ trong bình ra để rửa tay. Rồi nhanh như cắt, ông bất ngờ cầm lấy bình sữa nóng cả trăm độ, giơ lên cao và dốc thẳng vào đầu. Sữa nóng chảy xuống khắp người ông và bốc khói nghi ngút.
Đáng ngạc nhiên là dù đổ sữa đun sôi vào đầu và toàn thân, da ông vẫn không có bất cứ dấu hiệu nào của việc bị bỏng như đỏ rộp hay ngứa rát. Lão tu sỹ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, bằng chứng là ông tiếp tục lấy thêm những bình sữa còn lại đang bốc khói nghi ngút trên bếp dội vào người.
Đun sôi các bình sữa |
Đổ sữa sôi lên người |
Mấy chục lít sữa sôi dường như chẳng thể làm gì lớp da được mệnh danh là thép của vị tu sỹ. Ông vẫn đi lại, vận động bình thường và thản nhiên như thể vừa mới tắm nước lạnh.
Rồi như để chứng tỏ cho khán giả thấy da của mình còn chịu đựng được nhiệt độ cao hơn thế, vị tu sỹ lại tiếp tục biểu diễn thêm một màn ngoạn mục nữa. Ông đến bên 1 chảo dầu sôi sủi tăm đang dùng để rán bánh Puris, một loại bánh của Ấn Độ làm từ một mỳ có hình tròn, rồi vục bàn tay không vào chảo để vớt bánh.
Vớt bánh xong, ông cầm những chiếc bánh vẫn còn nóng rát, mang ngay vào đền và để lên khu tượng thờ của các nữ thần. Người đàn ông ngoài 80 tuổi tiếp tục dùng tay không vớt bánh như vậy cho đến khi hết sạch mấy chục chiếc bánh Puris đang rán trong chảo dầu sôi.
Nhiều người nhìn thấy vị tu sỹ nhúng tay không vào chảo dầu vớt bánh mà sởn gai ốc. Họ biết rằng chảo dầu sôi ấy phải nóng đến mấy trăm độ và chỉ cần 1 giọt dầu nhỏ bắn vào da cũng khiến đau rát nhiều ngày. Vậy mà, vị tu sỹ bình thản nhúng cả bàn tay vào chảo dầu mà không hề hấn gì.
Tu sỹ đang hơ mình trên lửa mà không hề hấn gì |
Một tay ông cầm chiếc gậy gỗ làm từ đoạn thân cây. Lão tu sỹ chống chiếc gậy sang bên kia đống lửa rồi từ từ choãi người và dựa vào cây gậy, cơ thể ông bắc ngang qua đám lửa cho đến khi những ngọn lửa đang cháy chạm hẳn vào bụng ông.
Ông cứ giữ như vậy 1 lúc lâu rồi mới đứng thẳng lên. Vị tu sỹ lặp lại động tác đó nhiều lần mà da ông vẫn không có dấu hiệu gì khác thường. Dường như ông đang muốn chơi đùa với những ngọn lửa khi biết chúng chẳng thể làm gì được làn da thép của mình.
Hiện tại khoa học vẫn chưa thể giải thích được tại sao da của vị tu sỹ lại miễn nhiễm với sữa nóng, dầu sôi và lửa. Đối với người bình thường, nếu dám thử như vị tu sỹ trên, chắc chắn họ sẽ phải trả giá đắt có khi là cả mạng sống của mình.
Lão tu sỹ cho biết ông không hề có bất cứ cảm giác đau đớn hay khó chịu nào trên da khi thực hiện những nghi lễ trên. Trước đó, sách kỷ lục Guiness của thế giới cũng công nhận khả năng đặc biệt của 1 người đàn ông Thái Lan đã dùng tay không vớt gà rán trong chảo mỡ mà không hề bị bỏng.
Người đàn ông này là đầu bếp Kann, 50 tuổi. Ông cho biết phát hiện ra khả năng đặc biệt này của mình nhiều năm trước. Sau khi biết da miễn nhiễm với dầu sôi, ông thường dùng tay không để rán gà hoặc rang cơm cho tiện. Ông Kann cho biết khi cho tay vào chảo mỡ sôi, ông chỉ cảm thấy hơi nóng chứ không bị bỏng, phồng rộp da hay đau rát.
Trong khi khả năng của vị lão tu sỹ hay anh Kann vẫn là câu hỏi khó với những nhà khoa học, thì rất nhiều người dân Ấn Độ đã tin rằng chính nữ thần ở đền Durga đã hóa thân vào vị tu sỹ và mang đến cho ông những khả năng thần kỳ đến vậy.
Vị tu sỹ cho biết, cho dù khả năng đặc biệt mà ông có được là từ đâu đi chăng nữa, ông sẽ vẫn biểu diễn chúng vào những dịp lễ hội hàng năm. Ông tin rằng chúng không chỉ mang lại sự hứng khởi cho nhiều người tham gia lễ hội mà chúng con giúp ông thể hiện lòng tôn kính của mình với các nữ thần.
TheoBáo Gia đình và Cuộc sống
Bình luận