• Zalo

Từ 1/1/2018, nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc coi như tội phạm

Doanh nghiệp - Doanh nhânThứ Sáu, 24/11/2017 10:30:00 +07:00Google News

Từ ngày 1/1/2018, các hành vi vi phạm nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc được coi như là tội phạm.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định như vậy tại phiên trả lời chất vất Quốc hội ngày 18/11.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, hiện nay có 102.900 đơn vị đang nợ BHXH của 2,6 triệu lao động, tương đương với số tiền 14.700 tỉ đồng. Thực tế các tổ chức công đoàn đã khởi kiện 138 vụ, tuy nhiên còn gặp một số vướng mắc.

Vướng trước hết là về mặt luật pháp, theo Chánh án TAND Tối cao, đây là vụ kiện dân sự. Theo quy định của dân sự, các bên nguyên đơn và bên bị đơn là bình đẳng với nhau, theo nguyên tắc "việc dân sự cốt ở đôi bên" và có quyền thỏa thuận.

1-2

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình 

Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói, trong trường hợp này, Công đoàn có quyền khởi kiện nhưng không có quyền thỏa thuận, bởi Công đoàn cũng không có quyền đứng trước tòa để nói tăng tiền đóng bảo hiểm cho doanh nghiệp này, giảm mức đóng cho doanh nghiệp kia.

Công đoàn không có quyền đại diện để thỏa thuận các việc kiện dân sự, cho nên vụ án không giải quyết được theo trình tự nào cả.

Tuy nhiên, theo Chánh án TAND Tối cao đây là vấn đề rất nóng, muốn hay không cũng phải giải quyết, phải tháo gỡ để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đặc biệt là khi người lao động nghỉ hưu hay đi khám chữa bệnh.

Quốc hội đã thông qua Luật Hình sự và quy định từ ngày 1/1/2018, các hành vi vi phạm nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc coi như là tội phạm.

Và trách nhiệm của tòa án các cấp, nếu vụ án hình sự xảy ra, cơ quan điều tra vào cuộc, viện kiểm sát truy tố, thì tòa án các cấp phải thụ lý theo đúng quy định của luật.

Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, chúng tôi sẽ có nghị quyết để hướng dẫn xử lý, xét xử các vụ án hình sự liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc.

 
Thu Nguyên (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn