Theo ông Dobhal, Trung Quốc nổi lên là một cường quốc “phi dân chủ” trong thế giới hiện đại với quân đội thường trực lớn nhất thế giới, nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu và trở thành vấn đề hóc búa cho các nước láng giềng.
Trung Quốc là nước duy nhất ở châu Á có tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước.
Trung Quốc ngang nhiên phủ nhận phán quyết của PCA ở La Hay về vấn đề Biển Đông và thái độ này của Bắc Kinh đã không chỉ chọc tức các quốc gia láng giềng ở Biển Đông mà còn đối với toàn thế giới.
Các quốc gia bắt đầu coi sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc như mối đe dọa cho toàn thế giới.
Trung Quốc nhận thức được mối đe dọa bị cô lập trên trường quốc tế và đây cũng là lý do tại sao sau phán quyết của PCA về vấn đề Biển Đông, Bắc Kinh bắt đầu tiến hành các cuộc vận động quốc tế nhằm kêu gọi sự ủng hộ cho yêu sách của mình ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng biết rằng sẽ không thể tìm một giải pháp quân sự cho vấn đề Biển Đông vì nếu xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với đội quân Mỹ, Nhật Bản và có thể là cả Ấn Độ, bên cạnh đó là các quốc gia khác như Malaysia, Việt Nam, Philippines, Brunei, Indonesia.
Trong cuộc chiến này, Trung Quốc có thể nhận được hỗ trợ từ Pakistan - “một nền kinh tế què quặt,” và Nga - nền kinh tế đang hồi phục sau trừng phạt của Phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng Crimea.
Video Tòa trọng tài bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc
Tuy nhiên, do ít có lợi ích liên quan ở Biển Đông nên Nga sẽ do dự để cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp cho Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh.
Bài viết nhấn mạnh, Trung Quốc nên nhớ rằng sức mạnh quân đội của nó có lớn đến đâu cũng không thể chống lại quân đội của 8 nước và trong khi không có sự hỗ trợ đáng kể từ các nước bạn bè khác.
Hiển nhiên, Trung Quốc đang lo sợ điều này và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ có chuyến thăm Ấn Độ vào ngày 12/8 tới trong nỗ lực để đảm bảo rằng Thủ tướng Narendra Modi sẽ không tham gia với các nước để nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông tại hội nghị G20 vào đầu tháng Chín tới.
Ông Dobhal kết luận, Ấn Độ cần nhớ rằng Trung Quốc đã cản trở nước này tham gia Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG) như thế nào và không nên bắt tay với một nước mà đã "tự bắn vào chính chân mình" trong tranh chấp ở Biển Đông.
Bình luận