Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể sẽ trở thành quốc gia thứ hai sau Mỹ công bố về việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa.
“Các phương tiện phòng thủ tên lửa sẽ tiếp tục phát triển và cải thiện. Đây là một tiến trình khách quan bởi với các hệ thống hiện có, mục tiêu sẽ bị tiêu diệt không phải bằng cách cho nổ mà bằng động năng từ vụ va chạm tốc độ cao. Tuy nhiên, đặc điểm này lại ngốn chi phí khá cao và cũng không thực sự đáng tin cậy. Do đó việc Trung Quốc tiếp tục cải thiện hệ thống của họ trong nhiều năm không phải là điều gì đó quá bất ngờ”, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận định.
Câu hỏi quan trọng nhất là Trung Quốc có thể triển khai bao nhiêu hệ thống phòng thủ tên lửa và chúng nhằm chống lại mối đe dọa từ phía nào?
Theo ông Kashin, có lẽ cho đến thời điểm hiện hiện tại, Trung Quốc chưa đủ khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiện đại nhất của Mỹ trên đất liền và trên biển.
Còn đối với dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn, ví dụ như ATACMS của Mỹ, hệ thống của Trung Quốc là quá mạnh. Vậy có phải Bắc Kinh muốn phòng chống mối đe dọa tiềm tàng từ Tokyo? Hiện nay Nhật Bản không sở hữu tên lửa đạo đạo của riêng mình.
Tương tự như vậy, Đài Loan cũng đã dừng chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và hiện này chỉ còn sử dụng tên lửa hành trình để phòng thủ. Trong khi đó các tên lửa đạn đạo Hyunmoo của Hàn Quốc có tầm bắn xa nhất cũng chỉ đến 500 km vì vậy không thể tạo ra nguy cơ đe dọa cho Bắc Kinh.
Rõ ràng, sau khi triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược mặ dù còn hạn chế về khả năng, Trung Quốc sẽ có những lợi thế nhất định trước một số quốc gia trong khu vực như Ấn Độ, Iran, Pakistan và Triều Tiên, những nước có thể sản xuất tên lửa tầm trung và trong tương lai có thể tạo ra các mẫu đơn giản của tên lửa liên lục địa.
Video: Tên lửa bốc cháy trên bầu trời Mỹ
Trung Quốc tất nhiên không phải mối đe dọa với Iran, trong khi Pakistan lại đang hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật, quân sự và họ cũng chẳng có lý do gì để tấn công vào đối tác của mình. Còn đối với Triều Tiên, giới chuyên gia cũng không rằng Bình Nhưỡng sẽ gây ra một hành động điên cuồng tới mức tấn công người láng giềng.
Như vậy, xét về mọi mặt, Bắc Kinh có lẽ sẽ dùng hệ thống tên lửa của mình để đáp trả “mối đe dọa tiềm năng” đến từ tên lửa hạt nhân của Ấn Độ dù cho mối đe dọa này không mấy nguy hiểm.
Ngoài ra cũng có khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng hệ thống NMD của họ để tiêu diệt các mục tiêu ngoài Trái đất, chủ yếu là các vệ tinh do thám. Bản thân Mỹ hiện nay cũng từng không ít lần bày tỏ quan ngại trước việc tên lửa của Trung Quốc có thể sẽ đe dọa tới các vệ tinh của họ.
Bên cạnh những giả thiết này, một số chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc công bố dữ liệu về chương trình tên lửa của mình có thể là cách Bắc kinh đáp trả động thái triển khai hệ thống THAAD của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, có một sự thật là hệ thống tên lửa của Trung Quốc không thể sánh được với tiềm năng hạt nhân chiến lược của tấm khiên bầu trời của Mỹ.
Bình luận