• Zalo

Trung Quốc 'thăm dò' để lập vùng đặc quyền không phận ở Biển Đông

Thế giớiThứ Sáu, 08/05/2015 03:04:00 +07:00Google News

Trung Quốc đã 6 lần xua đuổi máy bay nước này ra khỏi vùng tranh chấp trên Biển Đông và có thể đang ‘thăm dò’ để xem liệu có thể thiết lập vùng đặc quyền không

(VTC News) - Nhà chức trách Philippines cho biết Trung Quốc đã 6 lần xua đuổi máy bay nước này ra khỏi vùng tranh chấp trên Biển Đông và có thể đang ‘thăm dò’ để xem liệu có thể thiết lập vùng đặc quyền không phận ở vùng biển này.

‘Khi chúng tôi đang động tuần tra hàng hải bằng máy bay quân sự như thường lệ và bay trong không phận quốc tế, máy bay của chúng tôi nhận được thông báo qua đài phát thanh’, phó đô đốc Alexander Lopez  của Philippines phát biểu trong phiên điều trần trước Thượng viện nước này ngày 7/5. 
Tàu sân bay Trung Quốc hoạt động trên biển 
Ông Lopez cho biết các phi công đã phớt lờ cảnh báo và đáp họ đang di chuyển trong không phận quốc tế.

Ông Lopez không cho biết Trung Quốc hành xử như vậy vào thời gian nào nhưng một quan chức không quân Philippines cho hay Trung Quốc đã liên tục xua đuổi máy bay của Philippines 6 lần trong vòng 3 tháng qua.

Quan chức này nhận định cũng thêm rằng Trung Quốc có thể  đang ‘thăm dò’ để xem liệu có thể thiết lập vùng đặc quyền ở không phận ở vùng biển phía trên quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc xây dựng, cải tạo trái phép trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam 

Nhiều hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, Trung Quốc đang cải tạo 7 bãi đá mà Trung Quốc chiếm trái phép ở quần đảo Trường Sa thành các đảo nhân tạo và xây dựng cả đường băng trên một trong các hòn đảo đó, theo Reuters.

Ông Lopez cho biết Trung Quốc đã mở rộng diện tích các bãi đá này từ vài nghìn mét vuông thành 11 hecta đảo nhân tạo.

Phim tài liệu: Sự thật Biển Đông - VTC1
Trung Quốc từng áp đặt Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông vào cuối năm 2013. Động thái này của Trung Quốc đã bị Mỹ và Nhật Bản lên án gay gắt.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh còn lớn tiếng nói rằng ‘Bắc Kinh có quyền thiết lập ADIZ nếu nước này muốn’. 

Ngày 19/4, một tàu chiến Trung Quốc từng thách thức máy bay của không quân Philippines gần đá Subi, yêu cầu máy bay rời khỏi khu vực này.

Một tuần trước, truyền thông Trung Quốc còn đồng loạt đưa tin nước này sẽ đưa giàn khoan nước sâu mang tên Hưng Vượng hạ đặt ở Biển Đông.

Sau vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đây là lần thứ 2 Trung Quốc xua giàn khoan ra Biển Đông nhưng không công bố tọa độ cụ thể của giàn khoan Hưng Vượng.

Nhận đinh về việc này, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, cho rằng đây là việc rất đáng lo ngại. Tuy nhiên, tính nghiêm trọng thì không bằng việc họ đang cải tạo trái phép đảo Gạc Ma, Chữ Thập và Vành Khăn ở Trường Sa.

Mục đích của họ là biến đây thành căn cứu quân sự, thay đổi toàn bộ cấu trúc quyền lực tại khu vực này. Đây là một bước đà để Trung Quốc đi đến mục đích khống chế biển Đông. Đó mới là vấn đề nghiêm trọng. 

Hồi đầu năm nay, trang tin Bắc Kinh buổi sáng còn có bài viết nhận định: Trung Quốc sẽ sớm hạ thủy ‘quái vật biển’, cắt đứt hy vọng của Việt Nam ở Biển Đông.

‘Quái vật biển’ ở đây được cho là thành phố nổi mang tên Hy vọng-7, thực chất là hòn đảo nổi di động có sức chứa 490 người.

Minh Lý (Theo Reuters, Sputnik)
Bình luận
vtcnews.vn