(VTC News) - Trang tin quân sự Strategypage nóiTrung Quốc dường như đã sẵn sàng để sản xuất hàng hoạt máy bay chiến đấu chuyên dành cho tàu sân bay J-15.
Người Nga cũng có phiên bản Su-27 dành cho tàu sân bay là Su-33 và từ chối bán cho Trung Quốc, lý do được nhiều hãng tin quốc tế cho là Nga e ngại vụ Trung Quốcđã sao chép Su-27 dưới cái tên J-11.
Hơn nữa, trong đề nghị mua Su-33 của mình, Trung Quốc chỉ muốn mua 2 chiếc để phục vụ nhu cầu 'đánh giá', Nga tự hiểu Trung Quốc muốn gì từ 2 chiếc máy bay này nên không đồng ý bán, trang Strategypage dẫn nguồn tin quân sự nói.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có được 1 chiếc Su-33 mua từ Ukraine năm 2001.
Các bản mẫu đầu tiên của J-15 được xây dựng trong vòng 2 năm và chuyến bay đầu tiên của loại máy bay này là vào năm 2010.
Các chuyên gia hàng không Nga bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng của các kĩ sư hàng không Trung Quốc để phát huy các tính năng của Su-33.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã có được một vài ưu điểm của Su-33 trên J-15. Trong khi đó, chính Nga đã tạm dừng sử dụng Su-33 cho tàu sân bay vì chi phí cao, thay vào đó là các máy bay MiG-29K rẻ hơn.
Su-33 có trọng lượng 33 tấn, trong khi MiG-29K chỉ có 21 tấn, cả 2 đã được thiết kế để hoạt động trên các tàu sân bay 65.000 tấn lớp Kuznetsov của Liên Xô vào những năm 1980.
Tuy nhiên, sau chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, Nga chỉ giữ lại 1 chiếc duy nhất trong lớp này là Kuznetsov.
Chiếc thứ 2 là Varyag đã được chuyển giao cho Ukraina trước khi Trung Quốc mua về về trùng tu thành tàu Liêu Ninh.
Chiếc thứ 3 của lớp tàu này là Gorshkov, cũng là chiếc nhỏ nhất đã được bán cho Ấn Độ. Do kích thước hạn chế nên Ấn Độ chỉ dùng máy bay MiG-29K chứ không có nhu cầu mua Su-33 từ Nga.
Trang Strategypage cũng nói gần đây đã có 1 chiếc J-15 của Trung Quốc đã di chuyển và đậu trên tàu sân bay mới Liêu Ninh.
Một số máy bay J-15 khác đang tập trung ở căn cứ không quân của Hải quân Trung Quốc và đã được sơn màu hoàn chỉnh.
Tính đến nay đã có khoảng 20 chiếc J-15 được sản xuất để phục vụ các giai đoạn thử nghiệm khác nhau.
Nhiều thập kỉ qua, Trung Quốc đã phát triển các máy bay J-15, phiên bản được cho là dành cho tàu sân bay có nét giống với Su-27 của Nga.
Người Nga cũng có phiên bản Su-27 dành cho tàu sân bay là Su-33 và từ chối bán cho Trung Quốc, lý do được nhiều hãng tin quốc tế cho là Nga e ngại vụ Trung Quốcđã sao chép Su-27 dưới cái tên J-11.
Máy bay chiến đấu J-15 phiên bản dành cho tàu sân bay của Trung Quốc |
Hơn nữa, trong đề nghị mua Su-33 của mình, Trung Quốc chỉ muốn mua 2 chiếc để phục vụ nhu cầu 'đánh giá', Nga tự hiểu Trung Quốc muốn gì từ 2 chiếc máy bay này nên không đồng ý bán, trang Strategypage dẫn nguồn tin quân sự nói.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có được 1 chiếc Su-33 mua từ Ukraine năm 2001.
Các bản mẫu đầu tiên của J-15 được xây dựng trong vòng 2 năm và chuyến bay đầu tiên của loại máy bay này là vào năm 2010.
J-15 bị cho là sao chép từ phiên bản dành cho tàu sân bay Su-33 của Nga |
Các chuyên gia hàng không Nga bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng của các kĩ sư hàng không Trung Quốc để phát huy các tính năng của Su-33.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã có được một vài ưu điểm của Su-33 trên J-15. Trong khi đó, chính Nga đã tạm dừng sử dụng Su-33 cho tàu sân bay vì chi phí cao, thay vào đó là các máy bay MiG-29K rẻ hơn.
Su-33 có trọng lượng 33 tấn, trong khi MiG-29K chỉ có 21 tấn, cả 2 đã được thiết kế để hoạt động trên các tàu sân bay 65.000 tấn lớp Kuznetsov của Liên Xô vào những năm 1980.
Dù vậy, J-15 đã có được những ưu điểm nhất định trong khi Nga đã dùng MiG-29K để thay thế Su-33 trên tàu sân bay |
Tuy nhiên, sau chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, Nga chỉ giữ lại 1 chiếc duy nhất trong lớp này là Kuznetsov.
Chiếc thứ 2 là Varyag đã được chuyển giao cho Ukraina trước khi Trung Quốc mua về về trùng tu thành tàu Liêu Ninh.
Chiếc thứ 3 của lớp tàu này là Gorshkov, cũng là chiếc nhỏ nhất đã được bán cho Ấn Độ. Do kích thước hạn chế nên Ấn Độ chỉ dùng máy bay MiG-29K chứ không có nhu cầu mua Su-33 từ Nga.
Video được cho là ghi lại cảnh J-15 bay thử - Nguồn: youtube |
Tùng Đinh
Bình luận